3 CHIẾN LƯỢC ĐẶT RA MỤC TIÊU HIỆU QUẢ

3 chiến lược đặt ra mục tiêu hiệu quả cho mọi lĩnh vực

Mục tiêu là điều cần thiết cho mỗi cá nhân, và nó được coi là động lực giúp bạn thay đổi mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định mục tiêu cụ thể.

Nhưng bạn luôn băn khoăn liệu mục tiêu của mình có dễ dàng đạt được không? Liệu mình có bỏ cuộc giữa chừng vì có quá nhiều thứ phải lo lắng? Hay đơn giản mình quên mất mình đã từng có mục tiêu đó?

Đừng để những yếu tố này làm trở ngại cho mục tiêu của bạn. Hãy để Aten hỗ trợ bạn với 3 chiến lược xác định mục tiêu phổ biến nhé.

1. Sẵn sàng loại bỏ mục tiêu của bạn

Bạn đã bao giờ nghe về cụm từ: “goal competition” (cạnh tranh mục tiêu) mà các nhà tâm lý học thường nhắc đến chưa?

Nó chính là những mục tiêu bạn đặt ra, nhưng cũng đồng thời là rào cản khiến bạn khó lòng đạt được chúng. Nói một cách khác, các mục tiêu của bạn đang cạnh tranh với nhau về thời gian và sự chú ý của bạn. Mỗi khi bạn theo đuổi một mục tiêu mới, bạn phải chiếm đủ sự tập trung và năng lượng từ những niềm đam mê khác của mình.

Một trong những cách khôn ngoan nhất để tiến bộ về mục tiêu của bạn là tạm thời rời xa những điều không quan trọng và tập trung hết sức vào một mục tiêu cụ thể. Đôi khi, việc đơn giản là bạn nhận ra điều gì cần được ưu tiên trước, và chắc chắn rằng việc đó sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất cao, bởi vì bạn đã đổ toàn bộ tâm lực vào đó.

Thường thì, khi bạn gặp thất bại với mục tiêu của mình, bạn thường nghĩ rằng mục tiêu đó không phù hợp hoặc cách tiếp cận của bạn là sai lầm. Nhưng thực sự, bạn không cần một mục tiêu quá to lớn, điều bạn cần là tập trung hơn. Hãy chọn một thứ duy nhất và để lại phía sau mọi thứ khác.

Hãy lựa chọn một ước mơ đủ lớn và nó sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho bạn, nhưng cũng phải biết dần loại bỏ những ước mơ nhỏ khác, những điều làm trở ngại cho sự tiến bộ của bạn.

2. Sắp xếp mục tiêu của bạn

Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có khả năng tuân thủ mục tiêu của mình cao gấp 2 đến 3 lần nếu bạn lên kế hoạch chi tiết về thời gian (Khi), địa điểm (Ở đâu) và cách bạn sẽ thực hiện hành vi (Cách).

Các chuyên gia tâm lý gọi đó là ‘ý định thực hiện’ vì khi bạn viết chúng theo Khi-Ở đâu-Cách, có nghĩa là bạn đã đề ra kế hoạch cho việc thực hiện. Để hình thành thói quen, bạn chỉ cần đơn giản ghi chú chúng, ví dụ như: Sau/Trước [Thói quen hiện tại], tôi sẽ [Thói quen mới].

Cụ thể hơn nhé:

  • Thiền: Sau khi tôi pha cà phê buổi sáng, tôi sẽ thiền trong một phút.
  • Tập thể dục: Trước khi tôi tắm buổi sáng, tôi sẽ luyện tập trong 10 phút.

Sắp xếp thói quen là một hoạt động tuyệt vời vì bạn không chỉ tạo ra một kế hoạch cụ thể về thời gian và nơi bạn sẽ thực hiện, mà còn liên kết các mục tiêu mới với những gì bạn thường làm mỗi ngày. Dần dần điều này sẽ thay đổi thói quen của bạn theo một cách tích cực hơn!

3. Đặt hạn chế ‘trên’ cho mục tiêu của bạn

Bất cứ khi nào bạn đề ra mục tiêu, hãy luôn tập trung vào hạn chế ‘trên’. Hiểu đơn giản là bạn luôn nghĩ về ngưỡng tối đa mà bạn muốn đạt được. Nhưng hãy thay đổi cách nghĩ:

  • Thường bạn nói: “Tôi muốn học ít nhất 15 từ mới tiếng Anh mỗi tuần”
  • Thì bây giờ hãy thay đổi thành: “ Tôi muốn học ít nhất 15 từ mới tiếng Anh mỗi tuần, nhưng không quá 20 từ”

Tại sao bạn cần phải đặt giới hạn ‘trên’ (Upper Bound). Đơn giản vì lúc nào bạn cũng muốn sử dụng hết sức nỗ lực của mình để đạt được tiến bộ, nhưng đôi khi nó sẽ quá nhiều và dễ khiến bạn nản lòng. Giới hạn này giúp bạn dễ dàng duy trì tiến trình của mình một cách bền vững và lâu dài nhất.

Đặc biệt, điều này rất quan trọng và được coi là yếu tố quyết định trong những ngày đầu tiên bạn đặt mục tiêu. Trong mọi công việc, việc duy trì mục tiêu này sẽ quan trọng hơn nhiều so với những thành công bạn có thể đạt được, vì vậy đừng bỏ qua yếu tố này nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài