Phủ định câu điều kiện loại 3 cấu trúc và sử dụng

Phủ định câu điều kiện loại 3 là cấu trúc mà các bạn cần nắm vững để biết cách sử dụng và tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao. Ngày hôm nay chúng ta cùng Aten English tìm hiểu về câu điều kiện loại 3 về cấu trúc và cách sử dụng nhé.

Câu điều kiện loại 3

Định nghĩa

Câu điều kiện loại 3 là câu được sử dụng để diễn tả một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ bởi điều kiện được nhắc đến không xảy ra.

Câu điều kiện loại 3 gồm có 2 mệnh đề: Mệnh đề chính (mệnh đề kết quả) và Mệnh đề if (mệnh đề điều kiện). Trong câu, cả 2 mệnh đề này có thể đổi vị trí cho nhau.

Ví dụ:

If I had known she were coming, I would have met her at the cinema. (Nếu tôi biết cô ấy cũng đến, tôi đã gặp cô ấy ở rạp chiếu phim)

➡ Thực tế cho thấy rằng nhân vật tôi đã không biết sẽ gặp cô ấy nên anh ta không thể gặp cô ấy ở rạp chiếu phim. Người nói đang đưa ra giải định là “If I had known she were coming” và một kết quả trái với thực tại là “I would have met her at the cinema”.

hinh-anh-phu-dinh-cau-dieu-kien-loai-3-2
Câu điều kiện loại 3

Cấu trúc

Câu điều kiện loại 3 cũng như các câu điều kiện khác bao gồm 2 mệnh đề. Một là mệnh đề mô tả điều kiện “nếu” (If), hai là mệnh đề chính “thì”.
Mệnh đề điều kiện Mệnh đề chính
If + S + had + V phân từ 2/V-ed

(If + Thì quá khứ hoàn thành)

S  + would/could/might + have + V phân từ 2/V-ed

(S + would/could/might + have + quá khứ phân từ)

Ví dụ:
If Jenny had come back home early, she could have seen brothers. (Nếu Jenny về nhà sớm, cô ấy đã thấy các anh em trai.)

Cách dùng câu điều kiện loại 3

Diễn tả hành động không xảy ra trong quá khứ

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả một hành động/sự việc/tình huống đã không được xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
If you had gone to the party last night, I would have gone with you. (Nếu bạn đến bữa tiệc tối qua, tôi đã đi với bạn rồi.)
➡ Trong ví dụ trên, điều kiện “đến bữa tiệc” đã không được xảy ra nên hành động “đi với bạn” cũng đã không xảy ra trong quá khứ.
hinh-anh-phu-dinh-cau-dieu-kien-loai-3-3
Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Dùng “might” diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn

Trong câu điều kiện loại 3, bạn có thể sử dụng từ “might” để mô tả một hành động/sự việc/tình huống có thể đã xảy ra trong quá khứ nhưng bạn không chắc chắn.
Ví dụ:
If Tom had played better, he might have won. (Nếu Tom đã chơi tốt hơn, anh ta có thể đã thắng.)
➡ Ở ví dụ trên, ta thấy rằng việc dù anh ta có “chơi tốt hơn” nhưng chưa chắc anh ta có thể “thắng”.

Dùng “could” diễn tả sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ

Trong câu điều kiện loại 3 có thể sử dụng từ “could” để mô tả một hành động/sự việc/tình huống có khả năng cao sẽ xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
If Lily had enough money, she could have bought this car. (Nếu Lily có đủ tiền, cô ấy đã có thể mua chiếc ô tô này.)
➡ Ở ví dụ trên, ta thấy hành động “mua ô tô” đã đủ điều kiện có thể xảy ra nếu điều kiện nhắc tới “đủ tiền” xuất hiện.

Các biến thể của điều kiện loại 3

Biến thể mệnh đề IF

Biến thể mệnh đề If Ví dụ
If + quá khứ hoàn thành tiếp diễn, S  + would/could/might + have + Vphân từ 2/V-ed
  • If I had been paying more attention in the classroom, I would have passed the test. (Nếu tôi tiếp tục chú ý học trong lớp, tôi đã có thể đỗ kỳ thi.)

Biến thể mệnh đề chính

Biến thể mệnh đề chính Ví dụ
If + quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
  • If you had gone home earlier, you could have been joining that festival last Sunday.
    (Nếu bạn về nhà sớm hơn, bạn có thể đang tham gia được lễ hội đó vào chủ nhật vừa rồi).
If + Thì quá khứ hoàn thành, S + would + V-inf.
  • If you had followed my idea, you could be happier now.
    (Nếu bạn làm theo ý tưởng của tôi, bây giờ bạn có thể vui vẻ hơn).

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 chỉ cần đảo “had” lên đầu câu và bỏ “if”. Cách đảo này giúp nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết hơn bình thường. Câu điều kiện loại 3 cũng có cấu trúc như sau:

Had + S + V phân từ 2, S + would + have + Vpp
Ví dụ:
Had you been luckier, you could have won the jackpot.
(Nếu bạn mà đã may mắn hơn thì bạn đã có thể trúng được giải độc đắc)
hinh-anh-phu-dinh-cau-dieu-kien-loai-3-1
Phủ định câu điều kiện loại 3 là gì

Phủ định câu điều kiện loại 3

Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho “if not…”
Câu điều kiện loại 3, sử dụng cấu trúc Unless nhằm để diễn đạt tình huống đã không xảy ra trong quá khứ. Có thể dùng If not thay thế cho Unless.
Unless + S + had + Ved/V3 , S + would + have + Ved/V3
Ví dụ:
Unless Tom had walked in the rain yesterday, he would not have been sick.
(Nếu Tom không đi mưa hôm qua, anh ta đã không bị ốm).
Trên đây là một số kiến thức về phủ định câu điều kiện loại 3 mà bạn cần nắm vững để học và thực hành tốt chuẩn bị cho kỳ thi. Chúc các bạn luôn học tốt và thi tốt nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài