Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh

Nếu là một người học tiếng Anh chắc hẳn bạn không quá xa lạ với khái niệm câu bị động. Đây là một mẫu câu nâng cao được nhiều người sử dụng trong giao tiếp đồng thời xuất hiện trong nhiều đề thi từ cơ bản đến nâng cao. Ngay sau đây hãy cùng Aten English tìm hiểu chi tiết và đầy đủ nhất lý thuyết về cấu trúc câu bị động trong ngữ pháp tiếng Anh nhé. 

Khái niệm câu bị động trong tiếng Anh

Cấu trúc câu bị động hay còn gọi Passive voice là mẫu câu thường được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng chịu tác động bởi một sự vật hiện tượng khác. Mỗi câu bị động sẽ được biến đổi từ một câu chủ động tương ứng, do đó trong hai câu này sẽ có sự tương đồng về thì. 

Mặc dù câu bị động có thể nhận được bằng cách thay đổi một câu chủ động nhưng không phải câu chủ động nào cũng có thể biến đổi thành câu bị động. Cụ thể, câu bị động chỉ xuất hiện khi động từ trong câu là ngoại động từ nghĩa là theo sau động từ này phải có một tân ngữ đi kèm. Ngược lại khi động từ trong câu là nội động từ không đi kèm với một tân ngữ thì sẽ không có dạng bị động. 

Ngoài ra mẫu câu bị động cũng không được sử dụng trong một số trường hợp như sau: 

  • Khi chủ ngữ trong câu hay đối tượng trực tiếp thực hiện hành động giống với tân ngữ, đối tượng chịu tác động của hành động này. Ở trường hợp trên tân ngữ thường xuất hiện ở dạng đại từ phản thân hay tính từ sở hữu.
  • Khi động từ trong câu là một trong các từ như: have, belong to, lack, resemble, appear, seem, look, be,…
hinh-anh-cau-truc-cau-bi-dong-so-1
Khái niệm câu bị động trong tiếng Anh

Công thức câu bị động

Trong Khóa học tiếng anh Online cấu trúc câu bị động được xem là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng yêu cầu người học ghi nhớ kỹ càng. Công thức chung của câu bị động đó là: 

S + be + PII+ (by O) + …

Trong đó: S là đối tượng chịu tác động của hành động hay là tân ngữ trong câu chủ động. 

O là đối tượng thực hiện hành động hay là chủ ngữ trong câu chủ động. 

by O là cụm từ được dùng để nhấn mạnh đối tượng thực hiện hành động, trong một số trường hợp có thể lược bỏ. 

Cách chuyển Active voice sang Passive voice

Để tiến hành biến đổi từ dạng chủ động sang dạng bị động chúng ta có thể thực hiện lần lượt các bước sau: 

Bước 1: Xác định các yếu tố cơ bản trong câu chủ động như chủ ngữ, tân ngữ, động từ chính, thì và một số thành phần phụ ví dụ trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. 

Bước 2: Chuyển tân ngữ trong câu chủ động thành chủ ngữ trong câu chủ động đồng thời thay đổi động từ thành dạng bị động tương ứng. 

Bước 3: Chuyển chủ ngữ câu chủ động xuống cuối câu và thêm by để tạo thành tân ngữ tương ứng. Cuối cùng biến đổi các thành phần phụ khác trong câu sao cho hợp lý. 

hinh-anh-cau-truc-cau-bi-dong-so-2
Công thức câu bị động trong tiếng Anh

Cách dạng bị động cơ bản

Khi làm quen với cấu trúc câu bị động bạn cần ghi nhớ mẫu câu bị động của các thì cơ bản như sau: 

Thì hiện tại đơn: S + is/ am/ are + PII + (by O).

Thì hiện tại tiếp diễn: S + is/ am/ are being + PII + (by O).

Thì quá khứ đơn: S + was/ were + PII + (by O).

Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/ were being + PII + (by O).

Thì quá khứ hoàn thành: S + had been + PII + (by O).

Thì tương lai tiếp diễn: S + will be + being + PII + (by O).

Thì tương lai hoàn thành: S + will have + been + PII + (by O).

Chú ý cần nhớ với mẫu câu Passive voice

Khi sử dụng câu bị động bạn cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Cụm từ by O có thể được lược bớt nếu chủ ngữ của câu chủ động là một trong số các từ sau: anyone, someone, somebody, people, woman,…
  • Trạng từ chỉ tần suất trong câu bị động thường đứng giữa động từ tobe và quá khứ phân từ. 
  • Trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn thường xuất hiện cuối câu trong cấu trúc bị động theo thứ tự: trạng từ chỉ nơi chốn, by O, trạng từ chỉ thời gian.
  • Trong một số tình huống cấu trúc to be/to get + PII được dùng để chỉ việc việc chủ ngữ tự làm gì đó chứ không mang nghĩa bị động. 
hinh-anh-cau-truc-cau-bi-dong-so-3
Chú ý cần nhớ với mẫu câu Passive voice

Ví dụ: 

Emma was used to receiving birthday presents from her brothers. (Emma đã quen với việc nhận quà sinh nhật từ các anh trai của mình.)

Only one of Jessica and Jennifer’s gifted students has been chosen to participate in the final competition. (Chỉ một học sinh tài năng của Jessica và Jennifer được chọn tham gia cuộc thi cuối cùng.)

James would never forget being criticized by his boss through no fault of his own. (James sẽ không bao giờ quên việc bị sếp chỉ trích dù không phải do lỗi của anh ấy.)

Serena and Joy are pleased to announce that the eagerly anticipated tablet computer brochure has been launched on their website. (Serena và Joy vui mừng thông báo rằng tập tài liệu về máy tính bảng được nhiều người mong đợi đã được ra mắt trên trang web của họ.)

Tom and James wanted to be seen by the head of the company, but it was impossible. (Tom và James muốn gặp người đứng đầu công ty nhưng không thể.)

Alexander got everyone in the family to sign Brianna’s birthday card before he sent it to her. (Alexander yêu cầu mọi người trong gia đình ký vào thiệp sinh nhật của Briana trước khi anh gửi nó cho cô ấy.)

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất lý thuyết về cấu trúc câu bị động trong ngữ pháp tiếng Anh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến ngữ pháp tiếng Anh hay mong muốn tìm kiếm khóa học tiếng Anh chất lượng đừng quên liên hệ ngay với Aten English để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

Xem thêm: Bảng phiên âm tiếng Anh là gì, được kí hiệu như thế nào? tại đây. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài