10 CƠ HỘI VIỆC LÀM HỨA HẸN TRONG LĨNH VỰC MARKETING

Nếu bạn đã sẵn sàng bước vào ngành marketing, hãy bắt đầu một cách tích cực và nhanh chóng ngay từ bây giờ. Vì có rất nhiều lựa chọn công việc trong ngành này. Ai cũng muốn có một khởi đầu suôn sẻ, nhưng để có được điều đó, chúng ta cần biết được càng nhiều công việc càng tốt, để từ đó có sự lựa chọn phù hợp. Vì vậy mà hôm nay Aten sẽ giới thiệu đến các bạn 10 công việc marketing để những bạn mới ra trường có thể tham khảo.

NGƯỜI PHỐI VIÊN MARKETING (Marketing coordinator)

Người làm công việc này chủ yếu sẽ tham gia hỗ trợ nghiên cứu đối tượng khách hàng, khảo sát thị trường và lên kế hoạch truyền thông. Cụ thể công việc bao gồm phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đăng bài quảng cáo, phân chia các kênh truyền thông, triển khai một chiến dịch cụ thể và viết báo cáo. Với việc ngành marketing đang ngày càng mở rộng sang hướng truyền thông, người cộng tác viên cần có tư duy phân tích định lượng càng tốt.

ĐIỀU PHỐI VIÊN TÀI KHOẢN (Account coordinator)

Đây là vị trí sẽ làm việc với một hoặc một nhóm các khách hàng cụ thể, là cầu nối giữa những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty với đội ngũ marketing. Những nhiệm vụ chính bao gồm đề xuất các nguyện vọng của khách hàng, đảm bảo công việc được tiến hành đúng thời hạn và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ. Vì lý do đó mà công việc này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt.

CHUYÊN GIA TRUYỀN THÔNG (Communications specialist)

Là một chuyên gia truyền thông, bạn sẽ là người tìm cách đưa thông điệp của công ty đến khách hàng. Điều đó đòi hỏi khả năng giao tiếp tuyệt vời bằng cả văn bản lẫn lời nói. Thông thường các chuyên gia truyền thông sẽ phải làm việc với các tổ chức quảng cáo, quan hệ công chúng và các tổ chức đối tác khác.

ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN BÁN HÀNG BÊN NGOÀI (Outside sales representatives)

Bạn được coi là đại diện cho bộ mặt của công ty khi thực hiện công việc này.
Thế nhưng tại sao đang “làm ngành marketing” nhưng lại nên thử “sales”? Đơn giản vì công việc này đòi hỏi chúng ta phải duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng sau cuộc gọi đầu tiên (cold call). Điều này rất có lợi cho việc tìm ra những nhu cầu tiềm ẩn của khách, cung cấp thêm thông tin cho quá trình marketing. Do đó bạn cần sự kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp tốt.
Đây cũng là một công việc có tính cạnh tranh rất cao và thỉnh thoảng (chỉ thỉnh thoảng thôi) sẽ cần có những chuyến công tác xuyên đêm.

ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY (Outside sales representatives)

Khác với công việc trên, nhiệm vụ chính của bạn sẽ là chăm sóc các khách hàng hiện tại, đảm bảo rằng họ đang hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Nếu khách hàng muốn đưa ra một đề nghị hay có một vấn đề cần giải quyết, thì bạn sẽ là người tiếp nhận nó đầu tiên.
Bạn cũng có thể sẽ được cấp trên yêu cầu bán được nhiều sản phẩm hơn cho khách hoặc giúp khách hàng tiếp cận nhiều dòng sản phẩm hơn, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Chính vì vậy mà bạn cần phải nắm thật vững thông tin về sản phẩm cũng như các chương trình ưu đãi.

CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT (Development associate)

Có vai trò như một người gây quỹ, bạn chủ yếu sẽ tạo ra những hoạt động mang tính phi lợi nhuận, nhằm tạo ra một quỹ phục vụ cho những mục đích và nhiệm vụ của công ty mình. Bạn cần có cho mình những kỹ năng như quản lý dữ liệu, lên kế hoạch cho sự kiện và phát triển chiến dịch. Thông qua việc kêu gọi các nhà tài trợ, bạn cũng sẽ được luyện tập thêm cho các kỹ năng giao tiếp có ích lợi dài hạn.

CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH KINH DOANH CƠ SỞ  (Junior phân tích kinh doanh)

Làm việc với các thành viên cấp cao trong công ty, bạn sẽ là người hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý tài khoản và bán hàng. Cụ thể, bạn cần giám sát các hệ thống một cách chặt chẽ và thực hiện các báo cáo để cập nhật quản lý cấp cao. Giám sát viên sẽ dựa vào các báo cáo của bạn để đánh giá các xu hướng phát triển sản phẩm, bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực.

CHUYÊN GIA MẠNG XÃ HỘI (Social media specialist)

Làm việc chủ yếu trong không gian ảo, bạn sẽ là người phát ngôn cho công ty trên nhiều nền tảng như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn.
Bạn cần xây dựng các cộng đồng trực tuyến, thu hút người theo dõi cũng như tương tác với họ theo các cách có lợi cho công ty. Bạn cũng cần tạo ra các chiến dịch nội dung, phục vụ cho mục tiêu tổng quát của marketing, thể hiện bộ mặt thân thiện và con người của công ty đối với các cá nhân và tổ chức.
Kỹ năng giao tiếp xuất sắc là điều chắc chắn bạn phải có – vì công việc yêu cầu bạn thể hiện giọng điệu cho một thương hiệu, và điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.

THƯỞNG THỨC VIÊN TRUYỀN THÔNG CÔNG KHAI

(Public relations coordinator)

Là người tôn vinh hình ảnh cho tổ chức hoặc công ty, bạn sẽ phải làm việc với các cơ quan truyền thông, báo chí,  các đơn vị tổ chức sự kiện cũng như nhà tài trợ. Bạn cũng sẽ là người kiểm soát các sự cố liên quan đến truyền thông cho công ty.
Vị trí này đòi hỏi bạn phải có một tư duy tổ chức cũng như kỹ năng xây dựng các mối quan hệ thật tốt. Các chuyên gia PR thậm chí sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với phóng viên và biên tập viên trong các sự kiện. Vì thế việc giữ gìn mối quan hệ tốt với họ sẽ cực kỳ hữu ích cho công việc của bạn.

——————–

ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TẠI Aten

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài