ACTIVE LISTENING – 6 CỤM TỪ QUAN TRỌNG

ACTIVE LISTENING LÀ GÌ?

“ACTIVE LISTENING” – một nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày. Đơn giản là kỹ năng yêu cầu người tham gia tập trung hoàn toàn vào câu chuyện, tương tác và phản hồi. Điều này quan trọng trong nhiều tình huống giao tiếp, đặc biệt trong công việc như đào tạo quản lý, phát triển nhân sự hay trung gian giải quyết tranh chấp.

Nếu ai đó đặt câu hỏi kiểu như “Bạn thực sự hiểu tôi đang nói gì không?” hoặc thậm chí là “Bạn đang nghe tôi không đấy?” thì có lẽ bạn đang gặp vấn đề với active listening rồi. Và điều đáng lưu ý hơn là không ít người dường như không coi trọng vấn đề này. Hãy cùng xem một ví dụ để hiểu rõ hơn:

Một ngày nọ, bạn của bạn đang rất hào hứng kể về công việc mới. Đột nhiên, anh ta dừng lại và nói rằng bạn không có hứng thú gì với câu chuyện của anh ta cả. Dù bạn có nghe và hiểu anh ta nói gì từ đầu đến cuối thì chắc chắn bạn không nhìn thấy cách bạn lắng nghe anh ta như thế nào. Anh ta ngay lập tức trả lời câu hỏi của bạn bằng việc nhận xét: “Trông cậu như đang nhìn đi đâu đó khi tôi nói vậy”.

Dĩ nhiên bạn cũng cảm thấy không vui khi người khác không chú ý đến câu chuyện của bạn, phải không?

LỢI ÍCH CỦA ACTIVE LISTENING

Nếu ai đó phản biện rằng kỹ năng này không cần thiết vì nó chủ yếu dành cho người khác, thì đó là một sai lầm lớn. Thực ra, nó mang lại lợi ích cho chính người nghe. Bạn không chỉ không bỏ lỡ những thông tin quan trọng mà còn có thể lọc bỏ những yếu tố không cần thiết trong cuộc trò chuyện.

CÁCH LUYỆN TẬP ACTIVE LISTENING NHƯ THẾ NÀO?

Hãy bắt đầu rèn kỹ năng này để trở thành một người giao tiếp chuyên nghiệp. Khi nói chuyện, nếu bạn cảm thấy mất tập trung, hãy nhớ 6 cụm từ dưới đây. Bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả của chúng:

1/ DO YOU MEAN… ? (Ý BẠN LÀ… ?)

Đặt ra câu hỏi này để thể hiện sự tập trung của bạn. Nó cũng giúp bạn xác nhận liệu mình đã hiểu câu chuyện theo cách mà người nói muốn hay không. Người nói sẽ sẵn lòng giải thích nếu bạn hiểu sai ý họ muốn truyền đạt.

Một số cách khác để diễn đạt ý mình không hiểu, như là “Tôi không chắc mình hiểu rõ” hoặc “Bạn có thể nói cụ thể hơn không?”

2/ IT SOUNDS LIKE… (NGHE NHƯ LÀ…/ CÓ VẺ NHƯ LÀ…)

Một cách khác để xác nhận thông tin là sử dụng các cụm từ phù hợp. Nhớ rằng, không nên đánh giá câu chuyện của người khác. Hãy sử dụng cụm từ này để thể hiện sự cảm thông với họ. Ví dụ, khi ai đó tỏ ra chán nản vì thất bại, “Có vẻ như bạn chưa cố gắng đủ” và “Có vẻ như bạn đang cảm thấy thất vọng một chút” sẽ tạo ra hiệu ứng khác nhau.

Bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ khác như “Những gì tôi nghe thấy là…” hoặc “Bạn dường như đang…”

3/ REALLY? (THẬT Ư?)

Một câu hỏi đơn giản nhưng lại có thể kích thích người nói tiếp tục chia sẻ. Nó thể hiện sự động viên và sự quan tâm của người nghe.

4/ I’VE NOTICED THAT… (TÔI THẤY LÀ…)

5/ LET ME MAKE SURE I’VE GOT THIS RIGHT (TÔI MUỐN CHẮC CHẮN RẰNG MÌNH ĐÃ HIỂU ĐÚNG)

Ngoài ra bạn cũng có thể nói “These are the main points I’ve heard you make so far” (Đây là những điểm chính mà tôi nghe được từ bạn cho tới lúc này), “Let’s make sure I’m hearing you correctly” (Hãy đảm bảo rằng tôi đang hiểu đúng ý của bạn nhé). “Cao siêu” hơn một chút thì “Let’s pause to make sure we’re on the same page” (Hãy dừng lại một chút để đảm bảo rằng chúng ta có cùng suy nghĩ nhé).

6/ I’M SORRY, THAT REALLY SUCKS (TÔI RẤT TIẾC, ĐIỀU ĐÓ THẬT TỒI TỆ)

Một số cách khác để nói điều này là: “Tôi rất tiếc về những gì bạn đang trải qua” (I’m sorry you’re going through that) hoặc “Thật khó khăn. Tôi có thể giúp gì được không?” (That’s rough. How can I help?)

PHẦN KẾT

Cuối cùng, hãy lắng nghe một cách kỹ lưỡng. Luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Hiểu những gì họ muốn chia sẻ là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Aten chúc các bạn sớm trở thành những người lắng nghe chủ động và đồng cảm.

Xem thêm các mẹo khác về kỹ năng lắng nghe tại đây

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài