Cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh khi không biết từ vựng là mẹo giúp bạn hoàn thành bài thi với hiệu quả tốt nhất. Hôm nay Aten English sẽ mách bạn cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh khi không biết từ vựng để vận dụng vào các kỳ thi sắp tới nhé!
Cần biết từ vựng để hoàn thành bài đọc hiểu tiếng Anh?
Bài đọc – hiểu là một bài tập không thể thiếu khi học bất cứ ngoại ngữ nào. Muốn hoàn thành bài này cần đọc và nắm được nội dung trong đoạn văn đưa ra. Vì thế, người đọc cần có vốn từ nhất định để có thể hiểu được sơ qua nội dung bài đó. Đối với những người chưa có đủ vốn từ vụng thì bài đọc – hiểu là một bài tập khó khăn để hoàn thành.
Tuy nhiên với một số mẹo sau đây có thể giúp bạn hoàn thành bài đọc – hiểu mà không cần phải hiểu hết ý nghĩa của cách từ vụng bạn chưa biết.
Quan trọng nhất là bạn cần hiểu ý tác giả và câu hỏi để “đoán biết” được câu trả lời là gì?
Các bước làm bài đọc hiểu
1/ Đọc kỹ hướng dẫn đề bài và câu hỏi trước
Người học chưa có nhiều vốn từ vựng tốt nên đọc kỹ đề bài và các câu hỏi của bài đọc hiểu. Khi từ vựng của bạn chưa đủ, tốc độ đọc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và còn gây cảm giác hoang mang, nản chí.
Việc đọc hướng dẫn đề để biết rõ dạng câu hỏi và làm sao để chọn được câu trả lời chính xác hơn, sau đó lựa chọn chiến lược sao cho phù hợp.
Khi đọc trước câu hỏi, bạn sẽ xác định được rõ ràng trong đầu nguồn thông tin cần tìm kiếm là gì. Bạn sẽ không bị xao nhãng hay lan man những thông tin không liên quan.
Xem thêm: Khóa học tiếng Anh online chắc chắn giỏi
2/ Tìm kiếm trong bài đọc đoạn liên quan đến câu hỏi
Chiến lược rất đơn giản, đầu tiên bạn phải xác định được đích đến và lần thông tin đến đúng cái đích đó. Bạn có thể lựa vào từ khóa key nào đó để xem đúng đoạn nào nhắc đến thông tin nào. Từ đó, dù không hiểu được đầy đủ ý nghĩa đoạn văn bạn vẫn có thể xác định được phần nào câu trả lời đúng là gì. Đây là một cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh khi không biết từ vựng dễ dàng.
3/ Dựa vào bố cục của bài viết
Các bài viết về học thuật luôn có cấu trúc trình bày rất rõ ràng, logic và cụ thể. Thông thường gồm có 3 phần là: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài luôn nếu a chủ đề của bài viết, hoàn cảnh là gì và dẫn đến các luận điểm chính trong bài viết. Thân bài cần giải thích được rõ ràng luận điểm chính phụ theo trình tự quan trọng giảm dần. Phần này nên chia mỗi ý luận điểm một đoạn để tách ý rõ ràng, không lan man, nhầm lẫn ý với nhau. Cuối cùng, kết bài sẽ tổng kết và tóm gọn lại vấn đề đưa ra.
Vì thế, đầu tiên bạn hay đọc tiêu đề, lướt các nội dung chính trong từng phần của bài. Tìm mở bài, xem vấn đề được đặt ra như thế nào. Tìm trong thân bài ý chính và các ý phụ bổ trợ cho nó là gì. Nhờ đó, bạn sẽ nắm rõ bản đồ tổng quát ý tưởng của bài viết mà không cần hiểu hết ý nghĩa của bài viết.
Lưu ý quan trọng khi không hiểu ý nghĩa đoạn văn
Đừng tốn thời gian quá nhiều cho một câu
- Đừng tốn nhiều thời gian đọc lại mãi một câu văn chỉ vì bạn không hiểu một từ trong câu đó.
- Mỗi câu hỏi có giá trị như nhau nên hãy lướt qua làm một lượt khi còn thời gian thì quay lại kiểm tra thông tin lại sau.
- Một số câu hỏi thực sự “đánh đố” ngay cả dân bản ngữ. Nên bạn không nên mắc kẹt lại cho một câu hỏi.
Từ đó có in đậm hay in nghiêng
Nếu một từ được in hoa, có khả năng đó là danh từ riêng. Trường hợp này thì bạn không cần phải tốn thời gian để cố hiểu nó làm gì.
Nếu nó là một từ được in nghiêng thì có thể là một thuật ngữ khoa học, từ ngữ chuyên ngành thì bạn cũng không cần biết nghĩa nó làm gì, hãy bỏ qua.
Suy luận nghĩa từ cụm từ khác
Kỹ thuật này có thể coi là…đoán mò. Nhưng thực sự đôi khi bạn vẫn có thể vận dụng để thử suy luận ra ý nghĩa của nó. Những từ này thường đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ khóa được nhắc đến.
Hiểu một phần của từ
Bạn có thể sẽ thấy từ này có một phần nào đó quen thuộc nhưng không biết tiền tố hay hậu tố nghĩa là gì để giải nghĩa. Cái này sẽ khiến bạn hình dung sơ qua được từ ấy có thể mang nghĩa tích cực hay tiêu cực hay xác định tính chất nào đó khác biệt thôi. Tuy nhiên, dựa vào dữ kiện bạn có, hãy cứ thử đoán, khả năng cũng cũng vẫn cao.
Xác định loại từ đó
Mẹo này có thể không hữu hiệu lắm. Tuy nhiên khi ta biết từ loại của từ này, đôi khi ta có thể đoán được câu trả lời đúng thông qua nội dung câu hỏi. Câu hỏi hỏi về danh từ, động từ hay tính từ.
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh khi không biết từ vựng. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công và đừng quên học thêm từ mới mỗi ngày để hoàn thành khả năng tiếng Anh của mình hơn nhé! Xin cảm ơn!