Câu điều kiện loại 1 dạng phủ định và cách sử dụng

Câu điều kiện loại 1 dạng phủ định là gì, có cấu trúc và cách sử dụng như thế nào. Hãy cùng Aten English tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm được kiến thức quan trọng này nhé!

Câu điều kiện loại 1 là gì

Định nghĩa

Câu điều kiện loại 1 là cấu trúc được sử dụng để giả định một hành động sự việc có thể xảy ra ở tương lai nhất định.
Các loại câu điều kiện trong đó có câu điều kiện loại 1 có 2 mệnh đề: mệnh đề chính (mệnh đề kết quả), mệnh đề If (mệnh đề điều kiện). Hai mệnh đề này hoàn toàn có thể đổi vị trí cho nhau.
hinh-anh-cau-dieu-kien-loai-1-dang-phu-dinh-3
Câu điều kiện loại 1 là gì

Cấu trúc

If + S + V (present simple), S + will + V
Ví dụ: If Jane is not hurry, I will not wait for her.
(Nếu Jane không nhanh lên, tôi sẽ không đợi cô ấy.)
Lưu ý:
Một số trường hợp khác, “will” sẽ được thay thế bởi các động từ khuyết thiếu khác cho phù hợp ngữ nghĩa trong câu như must/ should/ have to/ ought to/ can/ may.
Nếu mệnh đề if đứng trước mệnh đề chính, ta sẽ dùng dấu phẩy để ngăn cách 2 mệnh đề. Còn ngược lại, nếu mệnh đề chính đứng trước thì ta sẽ không cần dấu phẩy.

Cách dùng câu điều kiện loại 1

Cách dùng

Cách dùng

Ví dụ

Dùng để dự đoán một hành động, sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai If I get up early, I’ll go to school on time. (Nếu tôi dậy sớm, tôi sẽ đi học đúng giờ.)
Dùng để đề nghị hoặc gợi ý If you let me buy you a drink, I will take you home. (Nếu bạn cho tôi mời một ly, tôi sẽ đưa bạn về.)
Dùng để cảnh báo hoặc đe dọa If you don’t do your homework, you will fail the exams. (Nếu bạn không làm bài tập, bạn sẽ trượt kỳ thi.)

Lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1

– Đôi khi câu điều kiện loại 1 có thể sử dụng thì hiện tại đơn ở cả 2 mệnh đề
Ví dụ:
If you know how to play chess, please teach me.
(Nếu bạn biết chơi cờ, xin hãy dạy tôi.)
– Có thể sử dụng thì hiện tại tiếp diễn hoặc thì hiện tại hoàn thành trong mệnh đề if
Ví dụ:
If I keep looking for my cat, I will find her
(Nếu tôi tiếp tục tìm kiếm mèo của tôi, tôi sẽ tìm thấy nó thôi.)
– Sử dụng thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành ở mệnh đề chính trong câu điều kiện loại 1.
Ví dụ:
If I go to the theatre early, I will be listening the concert.
(Nếu tôi đến nhà hát sớm, tôi sẽ được nghe buổi biểu diễn.)
hinh-anh-cau-dieu-kien-loai-1-dang-phu-dinh-1
Câu điều kiện loại 1

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

If + S + V (present simple), S + will + V
Ta sẽ có công thức đảo ngữ như sau
→ Should + S + V-inf, S + will + V
Ví dụ: If my brother has free time, he will play video games.
(Nếu anh trai tôi có thời gian rảnh, anh ấy sẽ chơi điện tử.)
→ Should my brother have free time, he will play video games.

Câu điều kiện loại 1 dạng phủ định

Câu điều kiện loại 1 dạng phủ định có công thức chung như sau:
If + S1 + tobe not /don’t/doesn’t + V-inf + O, S2 + will/can/may… + V-inf + O.
Ví dụ:
If you don’t know her address, I can tell you.
(Nếu bạn không biết địa chỉ nhà cô ấy, tôi sẽ nói cho bạn)
Ngoài ra với cấu trúc phủ định ta còn có thể dùng với unless
unless = if not
Chúng ta có thể dùng cấu trúc Unless + S + V (present simple) để thay thế cho c âu điều kiện loại 1 dạng phủ định If + S + am/ is/ are/ do/ does + not + V.
Ví dụ: You’ll fail in History if you don’t study harder. (Bạn sẽ trượt môn lịch sử nếu bạn không học hành chăm chỉ hơn.)
→ You’ll fail in History unless you study harder.

Các dạng bài về câu điều kiện loại 1

Dạng bài chia động từ

Dạng bài cơ bản nhất, đề bài sẽ cho bạn một vế câu điều kiện. Bạn phải chia lại động từ ở vế còn lại cho đúng công thức.

Dạng viết lại câu dùng “IF”

Với dạng bài tập này, đề bài sẽ có bạn 2 câu riêng biệt, việc của bạn cần biến nó thành câu ghép. Sử dụng IF hoặc các từ như so = that’s why (vì thế), because (bởi vì).
Đối với dạng này nếu các bạn thấy:
– Nếu cả 2 câu đều chia thì tương lai thì nên dùng câu điều kiện loại 1 (không phủ định)
– Một bên hiện tại, một bên tương lai / hiện tại thì dùng phải câu điều kiện loại 2 (phủ định)
– Nếu có quá khứ trong đó thì hãy cân nhắc dùng câu điều kiện loại 3 (phủ định)
Lưu ý:
– Phủ định là câu có “not” thì chúng ta dùng không có “not” và ngược lại
– Nếu có “because” thì có thể thay thế “if” ngay vị trí “because”
– Nếu có “so, that’s why” thì để “if” ngược với vị trí của chúng.
hinh-anh-cau-dieu-kien-loai-1-dang-phu-dinh-2
Các dạng bài dùng câu điều kiện loại 1

Dạng câu điều kiện loại 1 dạng phủ định

Unless = If…. not… thì bạn sẽ thế Unless vào chỗ chữ if và bỏ not, vế kia giữ nguyên (để ý ngữ nghĩa).
Dạng viết lại câu đổi từ without sang dùng if
Thay Without = If…. not…., bên kia giữ nguyên (tùy theo nghĩa mà có câu cụ thể)

Dạng viết lại câu đổi từ Or, otherwise sang dùng if

Đối với dạng này thường có cấu trúc là câu mệnh lệnh + or, otherwise + S will…
Ta đổi lại thành
If you don’t (viết lại, bỏ or hoặc otherwise)

Dạng viết lại câu đổi từ “But for” sang dùng “if”

Ta đổi lại dùng “if it weren’t for” thế cho “but for”, phần còn lại giữ nguyên (để ý ngữ nghia của câu).
Ngoài ra đối với các dạng câu điều kiện ám chỉ, bạn cần hiểu nghĩa như:
  • Provided (that), providing (that) (miễn là ) = if
  • In case = phòng khi

Trên đây là kiến thức về câu điều kiện và câu điều kiện loại 1 dạng phủ định mà bạn cần nắm vững để áp dụng vào các bài kiểm tra thật tốt. Chúc các bạn thi tốt và đạt kết quả cao.

Xem thêm: Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài