Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến người đọc một số cấu trúc câu cho IELTS Speaking phổ biến. Aten English sẽ đưa ra mục đích sử dụng, cách sử dụng cũng như các ví dụ ứng dụng của từng cấu trúc ngữ pháp trong việc trả lời một số câu hỏi IELTS speaking
Áp dụng cấu trúc câu IETLS Speaking giúp bạn ghi điểm tốt hơn
Việc đánh giá bài thi IELTS Speaking được dựa vào bốn tiêu chí chính, một trong số đó là cấu trúc câu IELTS Speaking hay chính là độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp.
Dựa trên bảng mô tả thang điểm trong IELTS (IELTS band descriptors), một số yếu tố cơ sở để đánh giá việc sử dụng ngữ pháp trong bài nói gồm có:
Mức độ đa dạng và phức tạp của các cấu trúc câu trong ngữ pháp
Mức độ chính xác, phù hợp và linh hoạt của các cấu trúc bạn sử dụng
Một số lỗi và mức độ nghiêm trọng của các lỗi như thế nào (mức độ ảnh hưởng của các lỗi đến việc nghe hiểu)
Như vậy, đối với việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp, thí sinh cần kết hợp sử dụng các câu đơn, câu ghép và sử dụng linh hoạt các loại mệnh đề, cấu trúc phức hợp trong bài thi.
Tổng hợp các cấu trúc câu IELTS Speaking giúp “ăn” điểm tốt nhất
Trong văn nói và giao tiếp tiếng anh hằng ngày, có một số cấu trúc câu IELTS Speaking phổ biến thường được sử dụng với những mục đích và cách dùng khác nhau, sẽ được giới thiệu chi tiết như dưới đây.
Cấu trúc câu mệnh đề quan hệ (Relative clause)
Mục đích sử dụng của câu mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ chính là một mệnh đề phụ thuộc được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ đứng liền trước nó. Đối với bài thi Speaking cũng như trong giao tiếp hằng ngày, người nói đôi lúc sẽ cần phải đề cập đến những đối tượng.
Có thể là một người, một đồ vật, địa điểm hay khoảng thời gian nào đó mà người nghe chưa biết đến hoặc chưa được xác định cụ thể. Lúc này, câu có mệnh đề quan hệ có thể được sử dụng để làm rõ nghĩa hay bổ sung thông tin mà người nói muốn người nghe biết về đối tượng đã được nhắc đến.
Xem thêm: Cách tư duy phản biện trong IELTS Speaking
Để đảm bảo truyền đạt đầy đủ thông tin khi giao tiếp và cũng là cách mở đầu Speaking Part 1 phát triển ý tưởng, mở rộng câu trả lời trong phần thi nói. Mệnh đề quan hệ được sử dụng để cung cấp thêm cho người nghe thông tin về địa điểm của ngôi nhà (ở vùng ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh). Nhờ vậy, câu trả lời của bạn trở nên rõ ràng hơn, bên cạnh đó cũng thể hiện được khả năng ngôn ngữ của người nói thông qua việc dùng thêm cấu trúc ngữ pháp này.
Cách sử dụng mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ (hay mệnh đề tính từ) được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (who, which, whom…) hoặc trạng từ như (when, where, why…). Đây là mệnh đề phụ thuộc nằm ở vị trí liền sau một danh từ hoặc cụm danh từ mà nó bổ nghĩa.
Có một số đại từ, trạng từ quan hệ thường được sử dụng ở các mẫu câu hay trong Speaking có thể kể đến gồm Who, Which, That, Where, When, Why.
Các cấu trúc câu so sánh
Mục đích sử dụng cấu trúc câu so sánh
Trong mẫu câu trả lời Speaking IELTS Part 1, có một số câu hỏi yêu cầu thí sinh chọn lựa giữa 2 đối tượng, nêu lên khuynh hướng hay thể hiện sở thích và sự ưu tiên, ưa chuộng của mình đối với một đối tượng, sự việc, hành động hoặc tình huống nhất định nào đó.
Đây được gọi là câu hỏi lựa chọn, thường bắt đầu bằng các trợ V động từ (do/does) như “Do you prefer…Which do you prefer…Do you like…” và theo sau đó là 2 lựa chọn A, B được nối với nhau bằng liên từ “or”
Để trả lời các câu hỏi về lựa chọn, thí sinh cần đưa ra đối tượng mà mình yêu thích hơn trong 2 cái được đề cập. Sau khi đã có đáp án chọn lựa là A hoặc B, thí sinh tiếp theo đó sẽ cần thực hiện việc so sánh giữa 2 đối tượng như là một cách để giải thích câu trả lời. Khi so sánh 2 đối tượng, các cấu trúc so sánh hơn và bằng sẽ thường hay được sử dụng để diễn đạt ý.
Cách sử dụng cấu trúc câu so sánh
Để thể hiện sự ưa thích với một trong 2 đối tượng, thí sinh có thể diễn đạt bằng một số cấu trúc nhấn mạnh sự yêu thích hơn như sau:
- cấu trúc I (much) prefer A (Noun/V-ing) to/ rather than B (Noun/V-ing)
- cấu trúc I tend to like A (Noun/V-ing
- cấu trúc I’m more into Noun/V-ing
- cấu trúc I lean towards Noun/V-ing
- cấu trúc I think A is a better choice for me
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải thể hiện một sở thích đặt trong một tình huống giả định (đó là khi thí sinh không biết hoặc không có trải nghiệm với các lựa chọn được đưa ra). Để diễn đạt, bạn có thể dùng cấu trúc với “would rather” hoặc “would prefer”
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến người đọc một số cấu trúc câu cho IELTS Speaking. Bên cạnh việc nắm được mục đích và cách sử dụng các cấu trúc này, thí sinh cũng cần Luyện thi IELTS Speaking thường xuyên để có thể vận dụng nhuần nhuyễn và đạt được điểm số mong muốn.