Câu điều kiện không còn là kiến thức quá xa lạ với những người học tiếng Anh. Những dạng bài tập về câu điều kiện thường xuyên xuất hiện trong đề thi cũng như khi giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết sau, Aten English sẽ gửi tới các bạn công thức điều kiện loại 3 một cách chính xác và chi tiết nhất.
Khái niệm câu điều kiện loại 3
Trước khi tìm hiểu công thức điều kiện loại 3, chúng ta cần nắm chắc những kiến thức cơ bản về câu điều kiện hay Conditional Sentences. Đây là cấu trúc thường dùng để diễn tả một sự vật, hiện tượng sẽ xảy ra khi có một điều kiện nhất định nào đó. Trong câu điều kiện thường có hai bộ phận chính là:
- Mệnh đề chính diễn tả kết quả của điều kiện được nhắc đến, thường là một hành động cụ thể nào đó.
- Mệnh đề phụ có chứa if nêu lên điều kiện cần thiết để thực hiện hành động nhắc đến trong câu.
Ví dụ: If you are interested in this annual session, please register as soon as possible in order to improve your status and make chances to lengthen your footsteps in the business world. (Nếu bạn quan tâm đến phiên họp thường niên này, vui lòng đăng ký càng sớm càng tốt để cải thiện vị thế của bạn và tạo cơ hội để kéo dài bước chân của bạn trong thế giới kinh doanh.)
Tùy theo thời điểm xảy ra và đặc điểm của hành động mà câu điều kiện có thể được chia thành nhiều loại. Trong số đó câu điều kiện loại 3 thường được dùng để diễn tả về một sự việc, hành động không có khả năng xảy ra ở thời điểm quá khứ. Thông thường khi sử dụng cấu trúc này người nói hoặc người viết thường muốn diễn tả sự hối tiếc của bản thân mình.
Công thức câu điều kiện loại 3
Câu điều kiện loại 3 là kiến thức quan trọng không thể bỏ qua trong Khóa học tiếng anh Online. Do vậy thí sinh nên chú ý đến các công thức cơ bản của cấu trúc này như sau:
Khẳng định:
- Với động từ thường: If + S + had + P2, S + would/ could/ should + have + PII
- Với động từ tobe: If + S + had + been + O, S + would/ could/ should + have + PII
Phủ định:
- Với động từ thường: If + S + hadnot (hadn’t) + PP, S + would/ could/ should + have + PII
- Với động từ tobe: If + S + hadn’t + been + O, S + would/ could/ should + have + PII
Đảo ngữ:
If + S + had + PII, S + would/ could/ should + have + PII
→ Had + S + PII, S + would/could/ should + have + PII
Lưu ý trong công thức câu điều kiện loại 3:
- Động từ trong câu điều kiện loại ba thường ở quá khứ hoàn thành, nghĩa là chúng ta sẽ thêm ed vào cuối hoặc tuân theo cột 3 của bảng động từ bất quy tắc.
- Trong câu có thể bổ sung thêm thành phần bổ ngữ, tùy vào mục đích của người nói.
- Vị trí của mệnh đề chính và mệnh đề chứa if có thể thay đổi tùy thích cho nhau.
- Do cùng được viết tắt là d nên đôi khi chúng ta sẽ nhầm lẫn giữa would và had. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu từ đó xuất hiện ở mệnh đề if thì chắc chắn không phải là would.
- Trong cấu trúc câu điều kiện loại 3 ở thể phủ định, chúng ta có thể sử dụng unless để thay thế cho if not.
Một số biến thể đặc biệt
Ngoài những công thức cơ bản trên, chúng ta cũng có thể sử dụng một số biến thể của câu điều kiện loại 3 như sau:
Biến thể mệnh đề điều kiện chứa if
If + S + had + been + Ving, S + would/ could/ should + have + PII
Ví dụ: If it hadn’t been raining the whole day, Elizabeth could have gone camping with her friend. (Nếu trời không mưa cả ngày, Elizabeth có thể đã đi cắm trại với bạn của cô ấy.)
Biến thể mệnh đề chính chỉ kết quả
Cấu trúc:
If + S + had + PII, S + would/ could/ should + have + been + Ving
If + S + had + PII, S + would/ could/ should + Vo
Ví dụ: If the weather had been better, Jessica could have been going swimming when traveling in HaLong Bay. (Nếu thời tiết tốt hơn, Jessica có thể đã đi bơi khi đi du lịch ở Vịnh Hạ Long.)
If William had followed my prompts, he would have scored higher by now. (Nếu William đã làm theo lời nhắc nhở của tôi, bây giờ anh ấy sẽ đạt được điểm số cao hơn.)
Cách dùng câu điều kiện loại 3
Trong ngữ pháp tiếng Anh, câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng với một số mục đích như sau:
- Muốn thể hiện sự nuối tiếc về một sự vật, hiện tượng nào đó không có khả năng xảy ra trong quá khứ.
- Khi câu điều kiện sử dụng động từ might thường muốn suy luận, phỏng đoán về một sự việc có khả năng xảy ra trong quá khứ nhưng độ chắc chắn không quá cao.
- Trong trường hợp câu có động từ could ý muốn thể hiện một kết quả nào đó chắc chắn sẽ xảy ra trong quá khứ nếu giả thuyết đặt ra có thật.
Ví dụ:
If Rebecca had gone to a good restaurant, she would have had a better dinner. (Nếu Rebecca đã đến một nhà hàng tốt, cô ấy sẽ có một bữa tối ngon hơn.)
If Michael had learned more words, he would have written a good report. (Nếu Michael đã học được nhiều từ hơn, anh ấy sẽ viết một báo cáo tốt.)
If Daniel had taken the bus to school, he would have arrived on time. (Nếu Daniel đi xe buýt đến trường, anh ấy đã đến đúng giờ.)
Trên đây công thức điều kiện loại 3 cùng ý nghĩa, cách dùng và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm cũng như có thể giải quyết dễ dàng các dạng bài tập liên quan đến phần kiến thức này.
Xem thêm: Trạng từ chỉ tần suất- Định nghĩa và cách sử dụng tại đây.