Công thức passive voice (câu bị động) trong tiếng Anh

Trong các đề thi tiếng Anh, đặc biệt là đề thi THPT Quốc gia luôn có câu hỏi kiểm tra kiến thức của thí sinh liên quan đến các cấu trúc đặc biệt, ví dụ như câu bị động. Vậy nên nếu muốn đạt số điểm cao bạn phải hiểu rõ tất cả vấn đề xoay quanh chủ đề này. Ngay sau đây hãy cùng Aten English khám phá đầy đủ công thức passive voice (câu bị động) và cách dùng, biến thể trong ngữ pháp tiếng Anh nhé. 

Khái niệm passive voice (câu bị động)

Công thức passive voice hay câu bị động là một dạng câu được biến đổi ngược lại từ câu chủ động. Theo đó câu chủ động sẽ diễn tả hành động của một đối tượng, sự việc nào đó có tác động lên một đối tượng khác. Ngược lại, với câu bị động chúng ta sẽ nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động trên thay vì hành động được đề cập đến. 

Câu bị động thường được sử dụng với hai mục đích chính, thứ nhất là khi muốn nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động. Hoặc khi chúng ta cảm thấy chủ thể thực hiện không rõ ràng hay không muốn đề cập đến. Thể bị động sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là thì và dạng của động từ. Do đó thì của hai mẫu câu này sẽ có sự tương đồng với nhau. 

Ví dụ: 

Maria and Peter are singing a folk song.

→ A folk song is being sung by Maria and Peter. (Một bài hát dân gian đang được Maria và Peter hát.)

Mr. William and his daughter are playing chess at the moment.

→ Chess is being played by Mr. William and his daughter at the moment. (Hiện tại ông William và con gái ông đang chơi cờ vua.)

Emma’s sister is baking a birthday cake. 

→  A birthday cake is being baked by Emma’s sister. (Một chiếc bánh sinh nhật đang được chị gái của Emma nướng.)

hinh-anh-cong-thuc-passive-voice-so-1
Khái niệm passive voice (câu bị động) trong tiếng Anh

Cách biến đổi Active voice sang Passive voice

Trong quá trình làm bài tập, để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động chúng ta có thể thực hiện theo các bước làm chi tiết như sau: 

Bước 1: Xác định các thành phần cơ bản trong câu bị động như chủ ngữ (đối tượng thực hiện hành động), động từ chính của câu, tân ngữ (đối tượng chịu tác động của hành động). Tiếp đó tân ngữ trong câu chủ động sẽ được đưa lên và biến đổi thành chủ ngữ của câu bị động. 

Bước 2: Biến đổi động từ trong câu chủ động sang câu bị động, chú ý cần tuân theo công thức của từng thì. Lưu ý chỉ khi động từ trong câu là ngoại động từ, tức động từ cần có tân ngữ đi kèm mới có thể chuyển sang thể bị động, còn nội động từ hay động từ không có tân ngữ đi kèm thì không thể. 

Bước 3: Chuyển chủ ngữ của câu chủ động xuống cuối câu thành tân ngữ trong câu bị động. Thêm by vào trước chủ ngữ nếu đối tượng trực tiếp thực hiện hành động, ngược lại thêm with khi đối tượng gián tiếp thực hiện hành động. Lưu ý nếu chủ ngữ không xác định như people, he, they, everyone, someone, anyone,…thì có thể lược bỏ. 

Lưu ý: Có một số trường hợp khi dịch nghĩa mang ý bị hay với cấu trúc to be/to get + PII nhưng không thể chuyển sang thể bị động. Do đó chúng ta cần xem xét nghĩa cũng như ngữ cảnh của câu thật kỹ để biến đổi sao cho phù hợp. 

hinh-anh-cong-thuc-passive-voice-so-2
Cách biến đổi Active voice sang Passive voice

Công thức câu bị động của các thì cơ bản

Trong Khóa học tiếng anh Online chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp dạng bài biến đổi từ câu chủ động sang câu bị động tương ứng. Vậy nên việc ghi nhớ các công thức bị động của một số thì cơ bản là vô cùng cần thiết. 

Bị động thì hiện tại

Thì hiện tại đơn: S + V(s/es) + O

→ Câu bị động: S + am/is/are + PII

Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + Ving + O

→ Câu bị động: S + am/is/are + being + PII

Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + PII + O

→ Câu bị động: S + have/has + been + PII

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: S + have/has + been + Ving + O

→ Câu bị động: S + have/ has been being + PII

hinh-anh-cong-thuc-passive-voice-so-3
Công thức câu bị động của các thì cơ bản

Bị động thì quá khứ

Thì quá khứ đơn: S + Ved + O

→ Câu bị động: S + was/were + PII

Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/were + Ving + O

→ Câu bị động: S + was/were + being + PII

Thì quá khứ hoàn thành: S + had + PII + O

→ Câu bị động: S + had + been + PII

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: S + hadn’t + been + V-ing + O

→ Câu bị động: S + had been being + PII

Bị động thì tương lai

Thì tương lai đơn: S + will + Vo + O

→ Câu bị động: S + will + be + PII

Thì tương lai tiếp diễn: S + will + have + PII + O

→ Câu bị động: S + will + have + been + PII

Thì tương lai hoàn thành: S + am/is/are going to + Vo+ O

→ Câu bị động: S + am/is/are going to + be + PII

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn: S + will + have + been + Ving + O

→ Câu bị động: S + will have been being + PII

Ngoài cấu trúc bị động liên quan đến thì chúng ta cũng nên lưu ý trường hợp biến đổi bị động dựa theo dạng của động từ như sau: 

to V → to be PII

Ving → being PII

Vo → PII

Động từ khuyết thiếu (can, could, may, should,…) + Vo → ĐTKT + be PII

hinh-anh-cong-thuc-passive-voice-so-4
Biến đổi bị động dựa theo dạng của động từ

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết công thức passive voice cùng cách dùng cụ thể trong ngữ pháp tiếng Anh. Đây là một chủ đề cơ bản nhưng lại xuất hiện tương đối phổ biến trong các đề thi từ cơ bản đến nâng cao. Do đó hãy chú ý kết hợp giữa ôn luyện lý thuyết và làm bài tập thường xuyên để sớm thành thạo cấu trúc này nhé. 

Xem thêm: Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh đơn giản sử dụng hằng ngày tại đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài