Giống như chủ ngữ, động từ tân ngữ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc câu. Đây cũng là phần ngữ pháp quan trọng mà thí sinh cần đặc biệt ghi nhớ. Trong bài viết sau, Aten English sẽ gửi tới các bạn cách phân biệt hai loại tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chính xác và chi tiết nhất.
Tân ngữ là gì?
Tân ngữ là một bộ phận của câu thường là danh từ hoặc động từ chịu sự tác động của sự vật, hiện tượng đứng trước đó. Trong câu, chúng ta thường nhận thấy tân ngữ đúng ngay sau động từ chính, giới từ hoặc liên từ
Với những câu có nội động từ thì không cần thiết có sự xuất hiện của tân ngữ. Nhưng ngược lại trong trường hợp câu sử dụng ngoại động từ thì tân ngữ chính là bộ phận quan trọng không thể thiết, giúp câu văn hoàn chỉnh cả về mặt ngữ pháp lẫn nội dung.
Nội động từ là những động từ chỉ hành động của người, sự vật không tác động lên đối tượng nào khác. Ví dụ: smile (cười), cry (khóc), sleep (ngủ), run (chạy), stand (đứng),…Nội động từ sẽ không chuyển được sang thể bị động.
Ngược lại, ngoại động từ lại chỉ những hành động mà đối tượng thực hiện tác động lên một đối tượng khác, do đó động từ này có thể được chuyển sang thể bị động. Ví dụ:
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số động từ vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ như: eat (ăn), open (mở), increase (tăng), improve (cải thiện),…
Phân loại tân ngữ trong tiếng Anh
Trong ngữ pháp tiếng Anh, có thể chia tân ngữ thành hai loại cơ bản là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.
Tân ngữ trực tiếp
Tân ngữ trực tiếp hay direct object thường được sử dụng khi đối tượng chịu tác động trực tiếp từ một đối tượng khác và hay đứng sau động từ chính trong câu. Chúng ta thường bắt gặp một số trường hợp phổ biến của tân ngữ trực tiếp như sau:
- Tân ngữ trực tiếp có thể là một trong số những đại từ như me, you, him, her, it, us, you, them. Trong Khóa học tiếng anh Online, chúng ta sẽ gọi những từ này với cái tên là tân ngữ đại từ. Ví dụ: Mr. Christopher was close to retirement when his boss asked him to be the head of security at the new facility. (Ông Christopher sắp nghỉ hưu khi ông chủ của yêu cầu ông làm trưởng bộ phận an ninh tại cơ sở mới.)
- Tân ngữ trực tiếp có thể là danh từ chỉ người hoặc vật trong câu. Đây là trường hợp phổ biến của tân ngữ trực tiếp, thí sinh có thể bắt gặp trong giao tiếp hàng ngày và cả trong các bài thi. Ví dụ: Jessica has to finish her homework before her mother comes home. (Jessica phải hoàn thành bài tập trước khi mẹ cô ấy về nhà.)
- Ngoài ra, một cụm động từ to V hoặc Ving cũng có thể đóng vai trò như một tân ngữ trực tiếp. Ví dụ: Emily admitted to breaking the vase. (Emily thừa nhận đã làm vỡ bình hoa.), Robert didn’t want to get bad grades. (Robert không muốn đạt điểm kém.)
- Trường hợp cuối cùng có thể làm tân ngữ trực tiếp là mệnh đề có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Emma believes that her mother is the best cook. (Emma tin rằng mẹ của cô ấy là người nấu ăn ngon nhất.)
Tân ngữ gián tiếp
Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ nhận thấy trong câu có hai tân ngữ, một trong đó chính là tân ngữ gián tiếp. Loại tân ngữ này có thể đứng ngay trước tân ngữ trực tiếp hoặc đứng sau và có giới từ đi kèm.
Hiểu một cách đơn giản, nếu như tân ngữ trực tiếp trả lời cho câu hỏi Who?, What? thì tân ngữ gián tiếp lại giải đáp cho câu hỏi to whom/what hoặc for whom/what. Giống với tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp có thể là:
- Danh từ
- Đại từ
- Cụm danh từ
- Mệnh đề
Ví dụ:
Mr. David writes a letter to his son every month. (Ông David viết thư cho con trai hàng tháng.)
Michael just showed me his homework. (Michael vừa cho tôi xem bài tập về nhà của anh ấy.)
Emily sent Jessica an email about the presentation coming up next week. (Emily đã gửi cho Jessica một email về buổi thuyết trình diễn ra vào tuần sau.)
Cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp
Trong một câu tiếng Anh, chúng ta sẽ rất khó nhận ra tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp nếu chỉ dựa vào từ loại. Vì cả hai loại tân ngữ này đều có thể là danh từ, đại từ hoặc một mệnh đề cụ thể. Nếu muốn phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp bạn có thể dựa theo một số lưu ý như sau:
- Tân ngữ trực tiếp là đối tượng chịu tác động từ động từ trong câu còn tân ngữ gián tiếp lại là đối tượng chịu tác động từ tân ngữ trực tiếp.
- Tân ngữ gián tiếp không phải là một bộ phân bắt buộc trong câu, nó chỉ xuất hiện khi câu có tân ngữ trực tiếp.
Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh. Bên cạnh học lý thuyết đừng quên ôn tập qua các dạng bài tập cụ thể để củng cố kiến thức nhé.
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về danh từ đếm được và không đếm được tại đây.