Công thức câu bị động là kiến thức cơ bản không còn quá xa lạ với người học tiếng Anh. Tuy nhiên, trong phần kiến thức này có một nội dung thường làm khó thí sinh khi sử dụng và làm bài tập đó là bị động đặc biệt. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau Aten English sẽ tổng hợp đầy đủ cách sử dụng các cấu trúc câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh.
Câu bị động là gì?
Câu bị động (Passive voice) là cấu trúc được sử dụng để nhấn mạnh sự vật, hiện tượng khi nó chịu tác động từ một đối tượng khác. Do đó thì và dạng của câu bị động sẽ được biến đổi dựa theo câu chủ động tương ứng.
Trong cấu trúc câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ có ngoại động từ mới chuyển được sang thể bị động còn nội động từ thì không.
- Thứ tự sắp xếp các trạng từ trong câu bị động là trạng từ chỉ địa điểm, by O và trạng từ chỉ thời gian.
- Trong trường hợp chủ ngữ câu chủ động là một trong số các từ no one, nobody, none of…thì câu bị động sẽ ở dạng bị động.
Tổng hợp cấu trúc câu bị động đặc biệt
Khi tìm hiểu về cấu trúc câu bị động bên cạnh cách chuyển chủ động sang bị động của một số thì cơ bản chúng ta cũng cần ghi nhớ những công thức đặc biệt dưới đây:
Câu bị động với động từ tri giác
Động từ tri giác là những động từ diễn tả nhận thấy của con người thông qua các giác quan như look (nhìn) , notice (để ý), perceive (nhận thức), watch (xem), hear (nghe), observe (quan sát),…
Câu chủ động: S + Verbs of perception + Sb + Ving/to V.
Câu bị động: S + to be + VII + Ving/to V.
Ví dụ:
Emily saw Daniel went to the museum with his friend this morning. (Emily thấy Daniel đã đi đến viện bảo tàng với bạn của mình sáng nay.)
⟶ Daniel was seen going to the museum with his friend this morning by Emily. (Daniel đã được Emily nhìn thấy đi đến viện bảo tàng với bạn của anh ấy sáng nay.)
Câu bị động có hai tân ngữ
Câu chủ động: S + V + O1 (tân ngữ gián tiếp) + O2 (tân ngữ trực tiếp).
Câu bị động:
- Tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ: S + be + VpII + O2 by O.
- Tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ: S + be + VpII + giới từ + O1 by O.
Câu bị động với câu mệnh lệnh
Với câu mệnh lệnh chúng ta có một số cấu trúc như sau:
Câu chủ động: It’s one’s duty to + Vo
-> Câu bị động: S + to be + supposed to + V-inf
Câu chủ động: It’s necessary to + Vo
-> Câu bị động: S + must/should + be + V2/ed
Câu chủ động: V + O
-> Câu bị động: S + must/should + be + VII
Câu bị động với Ving
Nếu nắm chắc các kiến thức ngữ pháp trong Khóa học tiếng anh Online, chắc hẳn bạn sẽ nhớ một số động từ sẽ đi kèm với một động từ khác ở dạng Ving như like (thích), dislike (thích), love (yêu), fancy (ưa thích), enjoy (thích thú), hate (ghét), imagine (tưởng tượng), involve (liên quan), admit (thừa nhận), regret (hối tiếc), deny (từ chối), avoid (tránh),…
Công thức:
Câu chủ động: S + V + sb + V-ing + …
Câu bị động: S + V +somebody/something + being + P3.
Câu bị động với get và have
Đây là hai động từ thường được sử dụng trong công thức khi muốn nhờ ai đó làm gì.
Công thức:
Câu chủ động: S + have + sb + V.
-> Câu bị động: S + have + sth + VII.
Câu chủ động: S + get + sb + to V.
-> Câu bị động: S + have + sth + VII.
Câu bị động với make và let
Công thức:
Câu chủ động: S + make + sb + Vo
-> Câu bị động: S +be made + to + Vo.
Câu chủ động: S + let + sb + Vo.
Câu bị động: Let + sb/sth + be PII hoặc S + be allowed to Vo.
Câu bị động một số động từ đặc biệt
Trong tiếng Anh có một số động từ thường đặc biệt như suggest (đề nghị), insist (khăng khăng), request, demand, require (yêu cầu), order (đặt), recommend (gợi ý, đề xuất),…Với dạng bị động, các động từ này sẽ tuân theo quy tắc đặc biệt sau:
Câu chủ động: S + V + that + mệnh đề (S + V + O).
Câu bị động: It + be + PII + that + something + to be PII.
Câu bị động sử dụng chủ ngữ giả It
Công thức:
Câu chủ động: It + be + adj + for somebody + to Vo.
Câu bị động: It + be + adj + for something + to be PII.
Câu bị động kép
Câu bị động kép là cấu trúc được áp dụng với những động từ sử dụng để bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của người nói, người viết như: believe (tin rằng), think (nghĩ), except, know (biết), understand (biết), consider (xem xét), find (tìm)…
Công thức:
Câu chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2.
Câu bị động: It be + VII + that + S2 + V2.
Ngoài ra, còn một số trường hợp của câu bị động như sau:
V2 ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn: S2 + is/am/are + V3 + to + Vo.
V2 ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành: S2 + is/am/are + V3 + to have + V3.
V2 ở thì quá khứ đơn: S2 + was/were + VII + to + Vo.
V2 ở thì quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành S2 + was/were + VII + to + have + VpII.
Trên đây là tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất các cấu trúc câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh cùng với cách sử dụng cụ thể. Mong rằng qua những chia sẻ trên bạn sẽ tự tin hơn với phần ngữ pháp này và dễ dàng áp dụng trong giao tiếp cũng như khi làm bài tập.
Xem thêm: Tổng hợp những cặp tính từ trái nghĩa trong tiếng anh tại đây.