Vấn đề tin giả trong thời kỳ COVID-19

Trong 04 năm gần đây, mỗi ngày, mọi người đều phải đối mặt với những tin tức giả và dường như nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi cuộc thảo luận trên truyền thông. Vậy những ảnh hưởng của tin giả trong thời điểm dịch COVID-19 lan rộng này là gì?

Vào năm 2020, tin tức về đại dịch COVID-19 đã chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền thông, cả trong và ngoài nước. Cùng với sự tăng cường sự chú ý về đại dịch, tin giả liên quan đến COVID-19 đã lan tràn trên mạng. Nhiều tin trong số đó lại hoàn toàn không có sự thật.

Thực tế, không phải chính phủ Hoa Kỳ hoặc chính phủ Trung Quốc tạo ra virus. Và đương nhiên, 5G không liên quan gì đến nó. Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp điều trị, đừng có kỳ vọng quá nhiều. Uống nước mỗi 15 phút không có tác dụng. Cầu nguyện qua màn hình TV cũng không đem lại kết quả. Và đừng dùng cocaine!

Thông tin không chính xác, tin đồn là điều chúng ta có thể đã quen thuộc khi có bất kỳ sự kiện lớn nào thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng trong tình hình COVID-19, việc lan truyền tin tức giả mạo mang đến những thách thức và nguy hiểm cho công chúng và độc giả.

Các mục đích tốt – xấu

Có hai loại truyền thông không chính xác.

Đầu tiên là thông tin không chính xác được lan truyền một cách có chủ đích bởi những người có ý định xấu. Trong tình hình COVID-19, đã có thông tin không chính xác đổ lỗi cho các nhóm chủng tộc, người nhập cư bất hợp pháp và thậm chí cả chính phủ về việc lây lan virus. Điều này có thể do một số nhóm chính trị muốn tuyên truyền gây ra sự hỗn loạn vì lợi ích chính trị.

Thậm chí còn có những thông tin sai lạc được lan truyền một cách vô trách nhiệm mặc dù không chính xác. Ví dụ có thể kể đến hiểu lầm về căn bệnh này, ảo tưởng về các biện pháp khắc phục lỗi lầm và những quan điểm không khoa học được vẽ ra về cách thức lây lan của virus.

Tại sao chúng ta lại tiếp nhận tin giả?

Con người nói chung rất kém trong việc phát hiện thông tin giả mạo. Điều này là do tin giả thường giống với tin thật. Không những thế, tin giả còn có một lợi thế là “chia sẻ thông tin”. Khi chia sẻ thông tin trực tuyến, người đọc thường ít khi cân nhắc quá kỹ lưỡng và có xu hướng chia sẻ tin xấu. Và rất nhiều tin tiêu cực liên quan đến COVID-19. COVID-19 là điều không thể dự đoán và kiểm soát, mang lại mối đe dọa rõ ràng đối với các nhu cầu cơ bản như thức ăn, nơi ở, sự an toàn – và quan trọng nhất là duy trì sự sống.

Đôi khi, những thông điệp không rõ ràng từ chính phủ và các quan chức là lý do khiến người đọc bối rối và dễ tin vào tin giả. Một ví dụ gần đây là cuộc tranh luận về việc chúng ta nên hay không nên đeo khẩu trang? Tin giả thích những “khoảng trống thông tin” như thế này – và lấp đầy chúng bằng những lời đồn vô căn cứ.

Media literacy là gì? Tầm quan trọng của nó trong thời đại khủng hoảng thông tin về COVID-19 như thế nào?

Media literacy (hay còn gọi là sự thông thạo truyền thông) là bộ kỹ năng mà mọi người đều cần phải học. Tương tự như việc đọc và viết, media literacy tập trung vào việc hiểu, phân tích, đánh giá và tạo ra các thông điệp truyền thông.

Đây là những kỹ năng thiết yếu trong thời đại hiện nay. Ngày nay, chúng ta tiếp nhận thông tin thông qua một loạt các văn bản, hình ảnh và âm thanh. Chúng ta cần có khả năng kiểm soát môi trường này để làm cho các thông điệp truyền thông mà chúng ta nhận được hàng ngày trở nên ý nghĩa, và đồng thời thể hiện bản thân bằng cách sử dụng các công cụ và công nghệ truyền thông đa dạng.

Mỗi người cần đặt ra 5 câu hỏi quan trọng, bao gồm:

  • Truy cập: Bạn đang tiêu thụ loại nội dung nào và làm thế nào để bạn tiếp cận được nó?
  • Phân tích: Bạn có hiểu rõ thông điệp của nó không?
  • Đánh giá: Bạn có nhận thức được rằng mỗi thông điệp được tạo ra bởi một ai đó và chúng dựa trên mục đích và quan điểm của họ không?
  • Kiến tạo: Khi tạo ra một hình thức truyền thông, như một bài đăng trên trang cá nhân hay trên Instagram, bạn có trách nhiệm gì với những người nhìn thấy nó không?
  • Phản hồi: Bạn sẽ xử lý như thế nào với những thông tin mới nhận được?

Chúng ta có thể làm gì trước sự lan tràn của những thông tin không đúng sự thật về COVID-19?

Nếu muốn giải quyết vấn đề tin tức giả mạo liên quan đến COVID-19, có ba việc chúng ta cần thực hiện.

  • Đầu tiên là dừng cung cấp thông tin sai lệch. Các cơ quan chính phủ phải chịu trách nhiệm làm điều này. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính thức một cách cụ thể, rõ ràng và minh bạch để ngăn chặn tin tức giả mạo.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài