“Người đi làm” tiếng Anh là gì? 6 từ chỉ “người đi làm” trong tiếng Anh

Nhiều người thắc mắc người đi làm tiếng Anh là gì. Bởi cùng một nghĩa chỉ người đi làm, tiếng Anh lại có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Mỗi cách diễn đạt phù hợp với tình huống, ngữ cảnh riêng. Để dùng đúng từ này, mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!

“Người đi làm” tiếng Anh là gì?

“Người đi làm” ý chỉ người đang có một công việc, làm việc cho một cá nhân hoặc tổ chức, công ty,… nào đó. Với cách lý giải này, từ “người đi làm” trong tiếng Anh thường được gọi chung là “worker”.
Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng hợp dùng từ “worker” không? Và cách diễn đạt khác của “người đã đi làm” tiếng Anh là gì?

nguoi-di-lam-tieng-anh-la-gi-2

“Worker” không phải từ duy nhất chỉ “người đi làm”.

Vậy nếu muốn sử dụng cụm Người đi làm tiếng anh là gì , trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể dùng “worker”, đặc biệt là khi bạn không tìm được từ đặc thù nào khác để thay thế. Song “người đi làm” còn được diễn tả bằng những từ ngữ sau:

  • Worker (danh từ): người lao động nói chung -> Dùng được trong nhiều trường hợp, phù hợp nhất khi chỉ công nhân, người lao động chân tay.
  • Staff (danh từ): nhân viên (hoặc một nhóm người) của một tổ chức nào đó, trợ lý, người hỗ trợ -> Thường chỉ các vị trí cấp thấp trong doanh nghiệp, tổ chức. Từ “staff” còn có thể gắn với tên phòng ban/ bộ phận để chỉ nhân viên của phòng ban/ bộ phận đó.
  • Employee (danh từ): người lao động. Từ này chỉ người làm công việc ổn định trong thời gian dài, có hợp đồng lao động và nhận lương hằng tháng.
  • Labourer (danh từ): người lao động chân tay nặng nhọc, làm việc ngoài trời.
  • Clerk (danh từ): nhân viên làm việc liên quan đến hồ sơ, hoặc người làm việc trong các cửa hàng.
  • Personnel (danh từ): nhân viên, nhân sự. Từ này thường ngụ ý số nhiều, chỉ nhân sự của một phòng ban trong công ty.

“Làm” tiếng Anh là gì?

“Worker” và “work” là từ dùng nhiều trong các câu giao tiếp tiếng Anh. Khi dùng Google dịch cho từ “làm”, nhiều người nhận thấy có 2 cách dịch là “do” và “work”. Vậy “làm” tiếng Anh là gì?
“Do” có rất nhiều cách dùng, đa phần thường dùng trong câu nghi vấn như trợ động từ. Đôi khi “do” cũng được dịch là làm. Ví dụ: The only thing we can do now is to wait. – Điều duy nhất chúng ta có thể làm là chờ đợi.
Tuy nhiên “do” trong câu này có nghĩa là làm một hành động nào đó. Trong khi đó “work” thường được hiểu như làm một công việc nào đó hơn.

Từ vựng tiếng Anh liên quan đến “người đi làm”

Ngoài việc tìm hiểu “người đi làm” tiếng Anh là gì, bạn cũng cần biết một số từ vựng liên quan để ngữ cảnh để dùng từ chỉ “người đi làm” một cách chính xác hơn.
Trong 6 từ chỉ người lao động kể trên, mỗi từ phù hợp với một hoặc nhiều ngữ cảnh khác nhau. Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh cho người đi làm.
“worker” chỉ người lao động, công nhân trong các nhà máy, công xưởng,… Một số từ ngữ liên quan đến “worker” mà bạn có thể dùng gồm:

  • building worker: công nhân xây dựng
  • factory worker: công nhân nhà máy
  • proficiency worker: công nhân tay nghề giỏi
  • temporary worker: công nhân thời vụ
  • manual worker: người lao động chân tay
  • metal worker: thợ kim khí
  • road worker: công nhân làm đường

Tương tự, một số từ có thể chứa “staff” hoặc kết hợp với “staff” gồm:

  • office staff: nhân viên văn phòng
  • managerial staff: cán bộ quản lý
  • field staff: nhân viên ngoại cần
  • commercial staff: nhân viên thương nghiệp
  • administrative staff: nhân viên quản lý
  • daily paid staff: nhân viên nhận lương theo ngày
  • domestic staff: người giúp việc nhà

nguoi-di-lam-tieng-anh-la-gi-3

“Staff” chỉ nhân viên của một tổ chức, công ty.

Từ “employee” thường nằm trong một số cụm từ có nghĩa liên quan đến nhân sự công ty, ví dụ như:

  • embassy employee: nhân viên sứ quán
  • employee benefits: trợ cấp công nhân viên chức
  • employee handbook: sổ tay hướng dẫn nhân viên
  • employee welfare: phúc lợi nhân viên
  • emloyee association: đoàn thể công nhân viên
  • employee representative: đại biểu nhân viên

Từ “labourer” thường chỉ người lao động chân tay, một số từ chứa “labourer” là:

  • farm labourer: công nhân nông trường
  • seasonal labourer: công nhân thời vụ
  • casual labourer: nhân viên thời vụ

“Clerk” dùng trong 2 trường hợp chính, chỉ người làm việc liên quan đến hồ sơ giấy tờ trong văn phòng, hoặc chỉ người làm việc tại các cửa hàng. Những cụm từ liên quan đến “clerk” mà bạn có thể gặp gồm:

  • accounts clerk: kế toán viên
  • audit clerk: trợ lý kiểm tra sổ sách
  • bank clerk: nhân viên ngân hàng
  • booking clerk: nhân viên bán vé
  • billing clerk: nhân viên lập hóa đơn
  • checkout clerk: nhân viên thu ngân
  • chief clerk: trưởng văn phòng
  • collecting clerk: nhân viên thu hộ
  • counter clerk: nhân viên trực quầy
  • correspondence clerk: nhân viên thư tín

nguoi-di-lam-tieng-anh-la-gi-4

“Clerk” còn chỉ người làm việc ở quần thu ngân của các cửa hàng.

“Personnel” thường dùng với ngụ ý số nhiều, chỉ nhân sự của các phòng ban.

  • personnel department: phòng/ ban tổ chức
  • managerial personnel: cán bộ quản lý
  • personnel management: quản lý nhân sự
  • first-aid personnel: nhân sự cấp cứu
  • permanent personnel: biên chế cố định
  • operating personnel: nhân viên vận hành
  • trained personnel: nhân viên được đào tạo

Thông qua những từ vựng trên, chắc chắn bạn đã biết “người đi làm” tiếng Anh là gì, cũng như những từ ngữ tiếng Anh đồng nghĩa, gần nghĩa với “người đi làm”. Tùy thuộc vào ý nghĩa và ngữ cảnh của đoạn văn, cuộc hội thoại mà bạn nên chọn từ mô tả phù hợp.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu “người đi làm” tiếng Anh là gì, đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa 6 từ tiếng Anh chỉ “người đi làm”. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng loạt từ vựng mà học viên được trau dồi trong các khóa học tiếng Anh online chắc chắn giỏi dành cho người đi làm tại Aten English. Liên hệ ngay để được tư vấn và đăng ký khóa học nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài