Có phải bạn đã từng luyện thi IELTS Listening rất nhiều nhưng không hiệu quả. Vậy đâu là cách giúp bạn tăng kỹ năng listening IELTS? Đừng lo lắng hãy để Aten English giúp bạn nhé!
1. Những nguyên nhân khiến bạn không tăng kỹ năng listening ielts
Trước khi tìm hiểu phương pháp luyện nghe IELTS hiệu quả. Chúng ta cần tìm hiểu một số nguyên nhân khiến kỹ năng Listening Ielts của bạn không thể cải thiện. Mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian và áp dụng nhiều phương pháp.
a. Chỉ quan tâm đến kết quả không để tâm đến hiệu quả
- Đây là một trong những sai lầm lớn nhất mà các bạn thường mắc phải trước khi luyện Listening Ielts. Nhưng một số bạn lại so sánh kết quả của mình với những bạn khác rồi lao đầu vào luyện nghe.
- Theo mình thì các bạn nên gạt bỏ điều này ra khỏi đầu của mình. Vì nó cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn. Bạn sẽ thoải mái khi nghe và điều này sẽ dễ dẫn đến kết quả bài nghe của bạn sẽ không tốt.
- Để luyện kỹ năng Listening có hiệu quả, bạn nên thoải mái về mặt tinh thần. Đừng đặt áp lực về điểm số lên chính bản thân mình. Bạn cứ tự tin nghe hết cả một bài, thật tập trung và cố gắng hết sức. Sau đó bạn tra đáp án, bạn hãy thật chú ý đến những câu mà bạn đã chọn sai.
b. Nội dung nghe không được chọn lọc
- Đây cũng là một sai lầm thường gặp của các bạn, nhưng mình có hiểu tâm lý này của các bạn. Khi bạn yếu hoặc kém ở mảng nào thì thường các bạn sẽ nhận được những lời khuyên là làm cái đó càng nhiều càng tốt.
- Thực ra, lời khuyên đó không hề sai, cái sai là ở chỗ bạn đã áp dụng sai cách. Nghe càng nhiều càng tốt thực chất là việc hãy đầu tư thời gian vào kỹ năng này nhiều hơn. Sử dụng thời gian sao cho thật khoa học, để có thể cải thiện Listening skill.
- Đối với kỹ năng nghe, nếu bạn cứ liên tục việc nghe trong nhiều giờ. Thì nó còn phản tác dụng ở chỗ tai bạn sẽ bị ù và nếu bạn nghe nhiều mà bạn không xem lại kỹ các lỗi sai. Thay vào việc rút ra kinh nghiệm thì bạn đã dành quá nhiều thời gian vào việc nghe.
c. Không nghe được nên sẽ không điền
- Đây sẽ là cách giải quyết của rất nhiều bạn khi tự học, đặc biệt là phần điền từ. Vì đa phần các bạn sẽ cho rằng không nghe được từ cần điền vào chỗ trống thì bạn sẽ điền sai, mà điền sai thì các bạn lại nghĩ thà không điền từ đó còn hơn, nó sẽ mất thời gian để thời gian đó làm câu khác sẽ tốt hơn.
- Tuy nhiên mình nghĩ đây là quan niệm sai lầm mà các bạn cần bỏ. Đối với một số từ mới bạn nghe được, có thể các bạn sẽ cảm thấy hoang mang và không biết ghi thế nào. Tuy nhiên, kể cả khi các bạn không biết từ đó là từ nào, bạn hãy cứ ghi ra theo cách phát âm bạn nghe được theo cách của bạn.
- Sau đó khi tra lại với đáp án, bạn sẽ biết được cách viết đúng của từ đó. Từ đó, bạn đã học được thêm một từ mới cho bản thân của mình.
- Với những phần thi khác cũng tương tự, khi có từ mới nào bạn không nghe được thì hãy làm theo cách trên để bạn dần dần quen với tư duy về cách hình thành các từ. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể tự viết được mặc dù bạn chưa gặp từ đó bao giờ.
d. Phát âm sai quá nhiều
- Có phải bạn nghĩ phát âm sai thì chỉ liên quan tới kỹ năng nói thôi. Ngoài ra không thể nào có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nghe đúng không?
- Thật ra việc phát âm sai trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghe. Không những các bạn nghe không được mà còn nghe sai nữa. Về lâu thì việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, vì vậy các bạn hãy cố gắng khắc phục lỗi này nhé!
2. Các cách học listening ielts hiệu quả
Khi bạn đã biết những lí do khiến mình không thể tăng kỹ năng listening ielts, chúng mình cùng nhau tìm cách khắc phục nó nhé. Cùng Aten English tìm ra cách học listening Ielts hiệu quả nhất nhé!
a. Xác định trình độ nghe và vốn từ vựng của bản thân đang ở mức độ nào?
- Để tìm ra phương pháp phù hợp, trước hết bạn cần tìm câu trả lời cho câu hỏi. Bạn mới học tiếng Anh, bắt đầu luyện hay đã nghe tiếng Anh lâu rồi nhưng vẫn cảm thấy khó khăn?”.
- Nếu mới học, việc bạn nghe gần như không hiểu gì là đương nhiên. Và bạn nên bắt đầu từ các bài dạy từ vựng cơ bản để có thể dễ hiểu hơn. Trường hợp đã học tiếng Anh lâu nhưng khả năng nghe vẫn hạn chế.Vậy bạn cần thay đổi phương pháp học.
b. Bắt đầu bằng những bài nghe đơn giản theo sở thích của bản thân
- Bạn có thể chọn video dạy các chủ đề mà bạn yêu thích. Hay các câu giao tiếp cơ bản, các hội thoại theo tình huống có thể xảy ra hàng ngày. Các phim hoạt hình có những từ vựng đơn giản…
- Khi nghe các video này bạn hãy nghe nó ở tốc độ chậm, phát âm rõ ràng, sử dụng từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Hằng ngày, bạn nên nghe hoặc xem các video theo chủ đề yêu thích của mình một cách đều đặn. Và ghi chú từ vựng mới và nói theo để kết hợp vừa luyện nghe, nói và học được cả từ vựng.
- Lưu ý: vốn từ vựng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc bạn nghe hiểu được bao nhiêu. Vì thế luôn kết hợp luyện nghe, nói các từ vựng hàng ngày.
c. Luyện nói khi nghe
- Cách trên được gọi là “passive listening” – nghe bị động. Và chúng ta cũng phải nghe chủ động bằng cách nghe và phản ứng lại với những gì mà mình nghe được. Nghe và nói cùng một lúc sẽ là cách cải thiện Listening Skill giúp bạn đạt được hiệu quả nhất. Và luyện tập phản xạ thông qua những cuộc đối thoại. Nó cũng sẽ giúp bạn thấy thú vị hơn so với việc nghe bị động.
- Nghe và nói luôn song song với nhau, nếu như có thể phát âm một từ. Thì bạn có thể xác định từ đó một cách rõ ràng nhất và điều này luôn đúng. Và nếu bạn có cơ hội nói chuyện với người bản xứ thường xuyên. Thì nó cũng là một trong những ưu điểm có thể học được các cách phát âm tiếng Anh chuẩn từ họ.
d. Luyện nghe sâu
Nghe sâu có nghĩa là bạn nghe đi nghe lại một nội dung một cách chủ động. Từ ngữ được xây dựng trên nền tảng nhận thức và thói quen của bạn. Việc này có thể giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ về từ vựng, các cụm từ, cấu trúc và phát âm. Làm thế nào để có thể lựa chọn tài liệu nghe phù hợp với mình?
- Bước 1: Chọn ra một nội dung mà bản thân yêu thích. Ví dụ như phim, các bài hát, các đoạn hội thoại có thể xảy ra hằng ngày…
- Bước 2: Chọn một nội dung mà không quá phức tạp, nên chọn nội dung bạn có thể nghe hiểu được tầm 70% trở lên.
e. Nghe trọng âm câu và nghe các từ khóa
- Trong tiếng Việt của chúng ta, khi cần nhấn mạnh một thông tin gì đó ta thường nói chậm và to từ đó. Tương tự trong tiếng Anh cũng vậy, “intonation” – ngữ điệu của câu. “Sentence stress” là nhấn giọng lên xuống với các từ trong câu. Khi cần nhấn mạnh một thông tin nào đó, người nói thường sẽ nhấn mạnh các từ liên quan đến ý đó trong câu. Nhờ vậy người nghe có thể đoán được ý trong câu.
f. Nghe theo sách
- Khi bạn đã thành thục với các kỹ năng luyện IELTS listening ở trên đây. Thì việc luyện nghe theo sách cũng chỉ là bước cuối cùng để củng cố những kiến thức. Giúp bạn tập thích nghi và làm quen với cấu trúc đề thi. Trước khi bước vào kỳ thi thực tế.
Nói tóm lại, việc tăng kỹ năng listening IELTS không phải là chuyện có thể làm được trong ngày một, ngày. Bạn cần sự kiên trì với một lộ trình học cụ thể phù hợp với trình độ của mình. Để có thêm nhiều bí kíp hay, bạn nên nhanh tay đăng ký cho mình một khóa học tại Aten English. Để có thể chinh phục được thang điểm IELTS cao nhất nhé!
Tham khảo: Bật mí 5 cách luyện nghe IELTS listening hiệu quả nhất