Cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia đạt điểm cao

Đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia không chỉ kiểm tra thí sinh về các kiến thức ngữ pháp, vốn từ vựng mà còn liên quan đến khả năng phát âm. Trong bài viết sau  Aten English sẽ chia sẻ ngay với các bạn cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia hiệu quả nhất giúp đạt điểm số cao. 

Tìm hiểu khái quát về dạng bài ngữ âm 

Đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia gồm tổng cộng 50 câu, mỗi câu chiếm 0.2 điểm. Trong đó dạng bài ngữ âm sẽ có số lượng là 4 câu gồm 2 phần phát âm và trọng âm, mỗi phần tương ứng với hai câu. Tuy không chiếm nhiều dung lượng nhiều trong bài thi nhưng nếu nắm chắc cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia bạn sẽ dễ dàng nâng số điểm tổng của mình. 

Dạng bài ngữ âm thường không có cách làm cũng như công thức cố định vì đây là phần kiểm tra kiến thức phát âm của thí sinh. Do đó để làm tốt dạng bài này bạn nên luyện tập thường xuyên kèm theo việc lưu ý một số mẹo giúp làm bài dễ dàng hơn hơn. 

hinh-anh-cach-lam-bai-ngu-am-thi-thpt-quoc-gia-so-5
Tìm hiểu bài ngữ âm trong đề thi tiếng Anh THPT Quôc gia

Dạng bài phát âm thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh 

Phần thi phát âm trong đề thi gồm 2 câu, xoay quanh 3 dạng chính đó là phát âm phụ âm, phát âm nguyên âm, phát âm đuôi s và phát âm đuôi ed. Đề sẽ cung cấp 4 từ tiếng Anh cụ thể, nhiệm vụ của thí sinh là tìm ra từ có phần phát âm khác với các từ còn lại. 

Phát âm đuôi s và đuôi ed

Trong hai câu của phần phát âm thường có một câu liên quan đến phần phát âm đuôi s hoặc ed. Đây là câu rất dễ, có thể hoàn thành dễ dàng bằng một số mẹo, do đó bạn cần nắm chắc cách làm dạng bài phát âm thi THPT Quốc gia nếu không muốn mất điểm vô ích. 

Trong tiếng Anh, đuôi ed có tổng cộng 3 cách đọc là 

  • /t/: Khi động từ kết thúc bằng các âm /k/ /f/, p/, /s/, / /ʃ/, /tʃ/. Khi làm bài bạn có thể ghi nhớ bằng những chữ kết thúc của từ đó là k, gh, p, x, ss, sh, ch, ce. 
  • /id/: Khi động từ kết thúc bằng các âm /t/ hay /d/ tương ứng với các chữ cái t và d. Ví dụ: wanted, needed,…
  • d/: Với những âm còn lại Ví dụ: changed, cried,…

Lưu ý, một số trường hợp đặc biệt được phát âm là id mà bạn cần nhớ::

  • Dogged có nghĩa là mắc kẹt
  • Learned có nghĩa là học
  • Naked có nghĩa là khỏa thân
  • Ragged có nghĩa là ăn mặc rách rưới
  • Wicked có nghĩa là độc ác
  • Wretched có nghĩa là không may
  • Aged có nghĩa là có tuổi
  • Blessed có nghĩa là hạnh phúc 
  • Crooked có nghĩa là quanh co
hinh-anh-cach-lam-bai-ngu-am-thi-thpt-quoc-gia-so-2
Hướng dẫn chi tiết cách phát âm đuôi ed

Còn đuôi s lại có 3 cách phát âm là: 

  • /s/: Trong trường hợp từ đó kết thúc bằng các chữ p, k, f, t, th. Bạn có thể ghi nhớ bằng cách đọc câu “thần chú” thời phong kiến phương tây. 
  • /ɪz/ : Trong trường hợp từ đó kết thúc bằng các chữ ss, ch, sh, ge, s, x, z. Ví dụ: misses, kisses, teaches, churches, washes, wishes, buses, rises,…
  • /z/ : Với những từ còn lại.

Phát âm nguyên âm và phụ âm

Trong Khóa học tiếng anh Online có tổng cộng 5 nguyên âm là o, a, i, u, e và 21 phụ âm. 

Phần phát âm nguyên âm và phụ âm thường không có mẹo nhớ cụ thể, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ cách đọc của chúng thông qua bảng IPA đồng thời luyện đề thường xuyên để củng cố kiến thức. Ngoài ra, thí sinh nên lưu ý một số trường hợp đặc biệt khi phát âm bởi phần này rất dễ xuất hiện trong đề thi. 

Cách làm dạng bài trọng âm thi THPT Quốc gia

Dạng bài trọng âm trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia sẽ có 2 câu, trong đó 1 câu về trọng âm từ 2 âm tiết và 1 câu về trọng âm từ 3 âm tiết. Nhiệm vụ của thí sinh là lựa chọn chính xác từ có vị trí trọng âm khác với các từ còn lại. Với bài tập trọng âm thi THPT Quốc gia bạn cần ghi nhớ một số quy tắc đánh trọng âm sau đây: 

hinh-anh-cach-lam-bai-ngu-am-thi-thpt-quoc-gia-so-3
Dạng bài trọng âm trong đề thi tiếng Anh

Với từ có 2 âm tiết 

  • Phần lớn động từ sẽ có trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: attract thu hút) /əˈtrækt/, destroy (phá hủy) /dɪˈstrɔɪ/, become (trở thành) /bɪˈkʌm/,…
  • Phần lớn các danh từ và tính từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: speaker /ˈspiː.kər/ language /ˈlæŋ.ɡwɪdʒ/, pretty /ˈprɪt.i/. 
  • Với những từ vừa mang nghĩa danh từ vừa mang nghĩa động từ thì trong trường lợp là danh từ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ngược lại trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: với từ Record (ghi âm)/rɪˈkɔːrd(n) khi là động từ còn mang nghĩa bản ghi âm khi là danh từ /ˈrek.ɚd/.
  • Hiếm có trường hợp nào trọng âm rơi vào âm /ɪ/, đồng thời âm /ə/ sẽ không bao giờ là trọng âm của từ. 

Với từ có 3 âm tiết

  • Những từ kết thức bằng các đuôi: ic, ics, ian, tion, sion sẽ có trọng âm rơi vào âm liền kề trước nó.
  • Những từ kết thúc bằng các đuôi ade, ee, ese, eer, oo, ique sẽ có trọng âm rơi và ngay các đuôi này. 
  • Những từ kết thúc bằng các đuôi al, ful, y sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. 
  • Các tiền tố được thêm vào từ gốc không làm thay đổi trọng âm của từ. 
  • Các từ kết thúc bằng ever thì trọng âm rơi vào chính âm này.
hinh-anh-cach-lam-bai-ngu-am-thi-thpt-quoc-gia-so-4
Mẹo đánh trọng âm đơn giản dễ nhớ

Trên đây là cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia chi tiết nhất hỗ trợ các bạn trong quá trình ôn thi. Hãy chú ý nghiên cứu thật kỹ phần kiến thức này kết hợp cùng luyện đề thường xuyên để đạt được những kết quả mong ước nhé. 

Xem thêm: Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia tại đây. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài