Cách làm dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi tiếng Anh

Nhằm đánh giá toàn diện khả năng tiếng Anh của thí sinh nên đề thi THPT Quốc gia không chỉ kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp mà còn về khả năng giao tiếp thông qua dạng bài chức năng giao tiếp. Đây không phải dạng bài khó, lại rất dễ ăn điểm nên nếu nắm chắc phần kiến thức này thí sinh sẽ dễ dàng đạt số điểm cao. Ngay sau đây, hãy cùng Aten English tìm hiểu chi tiết cách làm dạng bài chức năng giao tiếp từ A-Z.

Tìm hiểu về dạng bài chức năng giao tiếp

Dạng bài chức năng giao tiếp là dạng bài quen thuộc trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia, được đưa ra nhằm kiểm tra khả năng giao tiếp cũng như phản ứng trong các tình huống cụ thể. Mặc dù chỉ chiếm 2 câu trong đề những nếu không nắm chắc cách làm dạng bài chức năng giao tiếp thí sinh rất dễ gặp khó khăn và bị mất điểm một cách vô ích.

Thông thường trong bài tập này, thí sinh sẽ được cung cấp một đoạn hội thoại ngắn giữa hai người, tuy nhiên sẽ bị mất đi một phần nhất định. Nhiệm vụ của thí sinh là lựa chọn 1 trong 4 đáp án A, B, C, D đáp án chính xác nhất để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với ý nghĩa và ngữ cảnh trong tình huống đó.

Để làm tốt hai câu của phần chức năng giao tiếp thí sinh không cần ghi nhớ quá nhiều ngữ pháp hay từ vựng mà chỉ cần lưu ý một số cấu trúc hay gặp trong giao tiếp. Điều quan trọng là thí sinh cần hiểu rõ ngữ cảnh, đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để lựa chọn cách thức trả lời phù hợp nhất. Do đó đây được đánh giá là một trong những dạng bài dễ nhất của đề thi.

hinh-anh-cach-lam-dang-bai-chuc-nang-giao-tiep-so-1
Khái quát về dạng chức năng giao tiếp

Cách làm dạng bài chức năng giao tiếp

Với dạng bài chức năng giao tiếp, thí sinh nên nắm chắc các cấu trúc câu dùng trong giao tiếng hàng ngày, đây sẽ là nền tảng giúp làm bài hiệu quả hơn. Sau đây là cách làm cụ thể với một số dạng bài cụ thể của bài tập chức năng gia tiếp:

Dạng bài trả lời câu hỏi 

Trong dạng bài này, đề bài thường đưa ra một câu hỏi hoặc câu nói nhất định. Nhiệm vụ của bạn là lựa chọn cách đáp lời phù hợp nhất, sau đây là một số trường hợp hay gặp trong đề thi:

Câu hỏi Yes-No question: Câu hỏi này có thể nhận biết dễ dàng khi trong câu hỏi thường xuất hiện các trợ động từ như tobe,, do, does, did hoặc động từ khuyết thiếu. Ví dụ: Do you like socola ice cream? (Bạn có thích kem socola không?), Have you ever seen Jim? (Bạn đã bao giờ nhìn thấy Jim chưa?).

Với dạng câu hỏi này thí sinh nên ưu tiên trả lời bằng Yes, No hoặc một số cách thức khác như Sure, Actually, Of course, I’m afraid not,…

Câu hỏi dạng lựa chọn hay được gọi là Or question: Trong câu hỏi sẽ đưa ra hai sự lựa chọn được ngăn cách nhau bởi từ or. Câu trả lời chính xác thường sẽ có một trong hai lựa chọn bên trên.

Câu hỏi dùng từ để hỏi: Với dạng bài này đề bài thường sẽ là một câu hỏi với từ để hỏi như Who, What, Which, Where, When,…Với dạng bài này bạn cần loại ngay các đáp án bắt đầu bằng Yes hoặc No. Cách làm chính xác nhất là tiến hành dịch nghĩa của đề bài và đáp án rồi lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Câu hỏi đuôi: Đây là dạng câu hỏi tương tự với câu hỏi đúng sai, đáp án thường là Yes hoặc No.

hinh-anh-cach-lam-dang-bai-chuc-nang-giao-tiep-so-2
Phương pháp làm bài hiêu quả với dạng chức năng giao tiếp

Dạng bài đáp lại lời đề nghị 

Đây là dạng bài rất hay xuất hiện trong Khóa học tiếng anh Online, đề bài thường là một lời gợi ý, đề nghị chúng ta thực hiện một hành động nào đó. Một số mẫu câu hay gặp là: Let’s V, How/What about + Ving, Why don’t we + V, Would you mind + Ving,…

Trong dạng bài này, thí sinh có thể lựa chọn một các cách trả lời như dưới đây. Để đồng ý:

  • OK

  • Yes, of course có nghĩa là Vâng tất nhiên rồi

  • Yes, that’s fine.

  • Certainly có nghĩa là chắc chắn rồi

  • No, not at all (Với câu hỏi Would you mind)

  • Yes, let’s có nghĩa là được hãy làm cùng nhau

  • It sounds good to me = Sounds good to me có nghĩa là Nghe hay đó

  • I’m up for it có nghĩa là tôi đồng ý nha

  • It’s a good idea có nghĩa là tôi ý kiến hay đó

  • Let’s do that có nghĩa là tôi quyết định vậy đi

  • I can’t agree more có nghĩa là tôi không thể đồng ý hơn được nữa

hinh-anh-cach-lam-dang-bai-chuc-nang-giao-tiep-so-3
Cách giải quyết với dạng đưa ra lời đề nghị

Một số dạng bài khác

Ngoài một số dạng bài trên, thí sinh cũng cần lưu ý một số mẫu câu sau, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ phân tích để đưa ra đáp án phù hợp nhất.

Đưa ra lời đề nghị giúp đỡ:

  • Can I help you? hoặc May I help you có nghĩa là Tôi có thể giúp gì cho bạn không?

  • Let me help you có nghĩa là  Để tôi giúp bạn

  • How can I help you ? có nghĩa là  Tôi có thể giúp bạn bằng cách nào?

  • Do you need some help? có nghĩa là Bạn có cần giúp đỡ gì không)

Đưa ra lời cảm ơn:

  • Thank you very much for

  • Thanks

  • Thank you

  • Many thanks có nghĩa là Cảm ơn rất nhiều

  • I’m thankfull to you for …

Đưa ra lời xin lỗi:

  • It’s totally my fault

  • I apologize to you for …

  • I shouldn’t have done that

hinh-anh-cach-lam-dang-bai-chuc-nang-giao-tiep-so-4
Một số trường hợp khác cần lưu ý

Trên đây là cách làm dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi môn tiếng Anh đồng thời tổng hợp cấu trúc câu mà thí sinh cần nhớ. Mong rằng với những chia sẻ này bạn sẽ đạt được số điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN HÔM NAY

Tặng #Voucher_4.000.000 cho 20 bạn may mắn
Tặng thẻ BẢO HÀNHtrọn đời học lại hoàn toàn miễn phí
Giảm thêm 10% khi đăng ký nhóm từ 3 học viên trở lên
Tặng khóa giao tiếp nâng cao 2 tháng với giáo viên nước ngoài